Món tráng miệng dành cho hoàng tộc |
Những món tráng miêng truyền thống (Wagashi) được giới thiệu trong bài này thường được phục vụ ở những nhà hàng sang trọng nhất ở Tokyo hay Kyoto. Những món tráng miệng này cũng thường được phục phụ trong các cung đình thời Nhật xưa.
1. Namagashi (生菓子) |
Namagashi là tên gọi chung cho những món ngọt được phục vụ trong các
buổi trà đàm hay trà đạo. Điểm đặc biệt của Namagashi là chúng thường
rất đẹp mắt và tinh tế trong cách trình bày. Nhiều loại Namagashi thường
có chứa đậu đỏ ngào đường
Tên gọi Wagashi ( Hòa quả Tử) được đặt dựa theo nguồn gốc, cũng như cách trình bày món ăn , có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên
Wagashi thường được dùng trong các tiệc trà , cách thưởng thức wagashi cũng rất đặc biệt, nó thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người
Namagashi là loại bánh được làm thủ công và tùy theo mùa mà sẽ có những cách trang trí khác nhau.
Đó là hình ảnh của hoa lá đâm chồi nảy lộc khi xuân về , của cây lá xanh tươi mùa hạ, màu rực lửa của cánh rừng mùa thu và sức sống mãnh liệt cảu hoa mận mùa đông. |
2. Sakuramochi (桜餅)
Bánh gạo nếp hồng (Mochi) nhân đậu đỏ được phủ thêm chiếc lá ànhi đào (Sakura) thường được gọi là Sakura Mochi (Món này đã có bạn vẽ nhân dịp tranh ẩm thực đấy) . Sakura mochi thường được dùng như một món tráng miệng trong ngày lễ của các cô gái (Hinamatsuri) ở Nhật cứ mỗi 3 tháng 3.
Bánh gạo nếp hồng (Mochi) nhân đậu đỏ được phủ thêm chiếc lá ànhi đào (Sakura) thường được gọi là Sakura Mochi (Món này đã có bạn vẽ nhân dịp tranh ẩm thực đấy) . Sakura mochi thường được dùng như một món tráng miệng trong ngày lễ của các cô gái (Hinamatsuri) ở Nhật cứ mỗi 3 tháng 3.
3. Amanatto (甘納豆) |
Đậu (thường là đậu azuki) phủ đường. Món này khá giống với mứt đậu ngự của Việt Nam
4. Kompeito (甘納豆) |
Kẹo Kompeito là loại kẹo có nhiều màu và thường được chế biến từ loại đường tinh khiết nhất. Chúng thường có dạng tròn và có những chỗ lồi lõm do hệ quả của việc chế biết với nhiệt độ khá cao trong thời gian tương đối dài.
Người nhật biết đến đường nhờ vào những nhà thuơng nhân Bồ đào nha vào những thế kỉ mười sáu. Nhiều năm sau khi người Bồ đào nha đem đường đến Nhật Bản, loại nguyên liệu này vẫn được coi là quý giá do cách chế biến khó khăn cũng như nguồn nhập khẩu hạn chế. Vì vậy Kompeito là loại quà-tặng-như-lời-cám-ơn trong phủ hoàng đế thời xưa ở Nhật.
kompeito duoc ban rong trai o nhat ,va co nhieu mau nhu hinh duoi day la mau sakura (hao dao )
5. Hanabiramochi (葩餅) |
Hanabiramochi có nghĩa là "mochi hình cánh hoa". Nó thường được dùng với buổi try đạo đầu tiên của năm. Truyền thống này được khai sở bởi gia đình hoàng tộc . Hanabiramochi có hình dạng và màu sắc rất riêng biệt. Nhân của Hanabiramochi thường được làm từ đậu xanh. Màu và dạng của có ý nghĩ tượng hình (liên quan đến năm mới).
6.Suama (寿甘) |
Suama là loại đồ ngọt được làm từ bột gạo và đường. Người ta thường dùng màu đỏ để nhuộm phía ngoài của Suama. Tuy nhiên bên trong vẫn giữ được màu trắng thuần khiết. Điều này được ví như là biểu tượng trưng của Nhât. Tuy nhiên, thường lớp ngoài của Suama có màu hồng do lượng đường khá cao trong món tráng miệng này.
7.Wasanbon (和 三 盆) |
Wasanbon là kẹo đường nhiều màu. Wasanbon được làm từ một đường mặt đất rất mịn được sản xuất nội địa trong Nhật Bản. Do đất ít, sản xuất nông nghiệp nội địa thường rất tốn tốn kém hơn so với nhập khẩu. Đường nội địa có thể gấp 10 lần giá đường nhập khẩu. Đường nội địa được sử dụng để tạo ra sản phẩm đặc biệt như Wasanbon.
Mùa xuân cũng là mùa của rất nhiều những lễ hội và tiệc tùng. Và tất nhiên, những chiếc bánh ngọt wagashi là một phần không thể thiếu trong những bữa tiệc truyền thống. Để làm wagashi thì người ta thường sử dụng một loại đường truyền thống là đường wasanbon thay vì đường kính.
Kyogashi
Nói đến wagashi thì không thể nào bỏ qua Kyogashi, những chiếc bánh ngọt mang hương vị đặc trưng của cố đô Kyoto. Phát triển cùng với văn hoá trà đạo, nghệ thuật làm bánh ở đây đã dần được đưa đến đỉnh cao của nó với những chiếc bánh ngọt xinh xắn được tạo ra để phục vụ cho những bữa tiệc trà. Hoà cùng hương vị của koicha và usucha là vị ngọt dịu của những chiếc bánh như tan ngay trong miệng và hưong thơm nhẹ nhàng còn lưu lại. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Kyogashi. Vì lẽ đó, wasanbon được đánh giá rất cao, là một nguyên liệu không thể thiếu trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống.
Mặc dù được biết đến chủ yếu với vai trò là loại đường chuyên dùng để làm bánh ngọt, ngày nay wasanbon còn góp mặt trong nhiều gia đình và các cửa hàng sushi. Những gói wasanbon dùng trong các món ăn này được để nguyên dưới dạng bột mịn và đóng thành những gói nhỏ.
Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy những viên kẹo cứng làm từ wasanbon được tạo hình theo những khuôn mẫu rất cầu kỳ như thế này. Vì wasanbon khi hút ẩm trở nên cứng lại rất nhanh nên việc chế biến đòi hỏi sự khéo léo và những người thợ giàu kinh nghiệm. Không thể sản xuất hàng loạt và phải làm hoàn toàn thủ công nên giá thành của đường wasanbon cao hơn nhiều lần so với loại đường kính thông thường. Tuy nhiên nó vẫn được nhiều người ưa chuộng, không chỉ vì hương vị độc đáo mà còn vì wasanbon được cho là rất có lợi cho sức khoẻ. Nó được tin là có khả năng giúp làm giảm huyết áp, tăng cường chức năng tiêu hoá...
Có rất nhiều lý giải cho cái tên wasanbon, nhưng có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất là do quá trình chế biến của nó bao gồm một công đoạn phải lặp lại ba lần trên một cái khay gỗ. Trước chiến tranh, nó không chỉ dùng trong làm bánh mà còn được sử dụng phổ biến hàng ngày. Nhưng đến sau thế chiến thì sanbon shiro, loại đường trắng tinh chế với giá thành thấp hơn bắt đầu được nhập khẩu vào Nhật và dần thay thế cho loại đường truyền thống. Để phân biệt với sanbon shiro, người ta gọi loại đường chế biến thủ công trong nước là Wasanbon.
8. Botamochi (ぼたもち) |
Một đặc sản theo mùa (mùa xuân) được làm bằng gạo nếp và đậu đỏ.
9. Karukan (軽 羹) |
Một món tráng miệng từ Kyushu làm bằng bột gạo, đường và khoai lang Nhật Bản.
10. Uiro (外 郎) |
Uiro là bánh hấp truyền thống của Nhật Bản. Chúng dai và hơi ngọt. Người ta thương thêm vào các hương vị khác nhau như trà xanh, hoa anh đào, dâu tây và hạt dẻ.
11. Dango (団 子) |
Dango là bánh dẻo Nhật Bản tương tự như mochi. Dango thường được phục vụ theo từng xiên gồm 3 hay 4 chiếc bảnh nhỏ xinh. Hương vị Dango thay đổi theo mùa.
Dango - Những viên bánh tròn tròn mềm mềm với sốt mặn ngọt ăn với trà chiều mùa hè, hay những xiên bánh 3 màu ăn khi ngắm hoa đào mùa xuân.
Dango được chia ra làm 2 loại chính, gốc xì dầu và không xì dầu. Đầu tiên chúng ta điểm qua loại gốc xì dầu nhé. Những loại dango có gốc xì dầu được phân theo 2 loại chính: vị mặn ngọt và vị mặn.
Trong các loại vị mặn ngọt, loại dango được ưa thích và biết đến rộng rãi nhất là mitarashi dango. Mitarashi dango là loại dùng nước sốt rưới lên. Mitarashi dango thường được bán trong những quầy hàng nhỏ ở các lễ hội, chợ đêm… Có nguồn gốc từ cố đô Kyoto, giờ đây Matarashi Dango đã trở thành một món ăn nhanh rất phổ biến ở Nhật.
Các loại dango vị măn có gốc xì dầu thì ít phổ biến hơn gồm có: Shoyu dango (dango ăn với xì dầu không), Nori dango (dango rong biển) và wasabi dango (dango mù tạt).
Nori Dango
Ngoài những loại dango gốc xì dầu (có vị mặn và mặn ngọt) ra thì còn rất nhiều những loại dango vị ngọt khác.
Anko dango: Đây là loại dango phổ biến nhất với dango và mứt đậu đỏ. Rất ngọt. Có 2 loại mứt đậu đỏ là mứt thô (hạt đậu không nghiền) và mứt tinh (hạt đậu được nghiền kỹ).
Kinako dango: những viên dango được lăn qua bột đậu tương mịn ngào đường.
Hanami dango hay Sanshoku (3 màu) dango: Đúng như tên gọi, loại dango này có 3 màu, hồng, trắng và xanh. Nó còn được gọi là hanami dango vì theo truyền thống người nhật ăn loại dango này vào mùa xuân khi ngắm hoa anh đào.
Tsukimi dango: dango xếp thành hình kim tự tháp đặt trên khay ăn vào trung thu khi ngắm trăng, đôi khi được làm hình chú thỏ đáng yêu .
Ngoài ra ở các vùng miền khác nhau có những loại dango rất đặc biệt các bạn nhé! Ví dụ như Kakko dango. Loại dango này ít được biết đến nhất. Nó có nghĩa là dango ‘chim gõ kiến” và chỉ có ở một cửa hàng duy nhất ở thành phố Ichinoseki, tỉnh Iwate. Vì sao lại là chim gõ kiến? Vì cửa hàng này có thể làm dango rất giống chú chim gõ kiến. Cửa hàng này cũng có một nét rất đặc biệt, đó là cửa hàng có 2 phần, một bên là bếp làm, một bên là nơi khách ngồi, chia cách bởi một con đường, và thực phẩm được đưa từ bên này qua bên kia bằng ròng rọc.
12. Monaka (最 中) |
Bánh kẹp giòn tan gồm nhân đậu đỏ và đường.
co nhieu huong vi khac nhau
13. Yokan (羊羹) |
Yokan là một loại thạch tráng miệng làm bằng bột đậu đỏ , thạch, và đường. Yokan thường có bột trà xanh, hạt dẻ cắt nhỏ, đậu ngọt nguyên hạt hoặc các thành phần đặc biêt khác như sữa ong chúa.
co the an kem voi trai cay ...
14. (馒头) |
Manju là bánh bao ngọt Nhật Bản. Nhân Manju rất phong phú ( đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, hạt dẻ, khoai lang....)
15. Kuzumochi (葛 饼) |
Mochi được làm bằng bột tinh bột của củ của cây kudzu.
16.Kusa Mochi (草 饼) |
Kusa Mochi có nghĩa là "mochi cỏ". Mochi được làm bằng bột từ lá của cây Mugwort Nhật Bản. Đây là một món tráng miệng truyền thống thương được ăn vào mùa xuân. Mochi Kusa thường được dùng với bột đậu tương ngọt rắc lên trên.
co nhieu mau va nhieu nhan khac nhau
17. Taiyaki (たい 焼き) |
Taiyaki là một chiếc bánh hình con cá của Nhật Bản. Nó thường có nhân được làm với pho mát, đậu đỏ hoặc sữa trứng.
tajyaki co nhieu huong vi khac nhau
18. Yatsuhashi |
Một đặc sản của Kyoto có độ dai của mochi và chứa quế. Yatsuhashi đôi khi được nướng giòn. Tuy nhiên ở một số nơi, Yatsuhashi phục vụ dưới dạng thô chưa được nướng và thường chứa nhân đậu đỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét