Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

MƠ MUỐI KIỂU NHẬT

Sau đây là bài viết về mơ muối và các chế phẩm của nó được trích trong cuốn "Y học thường thức trong gia đình", NXB Y học (Năm 1999):

MƠ MUỐI VÀ CÁC CHẾ PHẨM CỦA NÓ:

Trái mơ không bao giờ chín. Trái xanh rụng khỏi cây vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, và nó không ăn được như là một loại trái cây. Nó có độc. Nhưng nó không phải là một loại vô dụng ở phương Đông. Trái lại, có rất nhiều chế phẩm từ trái mơ, trong đó có nhiều loại có dược tính rất mạnh. Và mơ muối được biết đến nhiều nhất. Tại Trung Quốc, Đại Hàn và Nhật bản mơ muối được dùng làm thức ăn cũng như làm thuốc. 


CÁCH LÀM MƠ MUỐI KIỂU NHẬT BẢN

1 kg mơ
170 gam muối
100 cc rượu trắng
1 nắm lá tía tô.

Lá tía tô vò nát với chút muối và vắt bỏ ngay thứ nước có mầu tôi đen đầu tiên này.
Mơ rửa sạch.
TRộn rượu và muối vào mơ
Trộn lá tía tô đã vắt nước vào mơ
Để ít ngày cho tiết nước ngập
Nén nhẹ, đè lên bằng một vật hơi nặng như muối cà
Sau 1 tuần đến nửa tháng có thể vớt ra phơi, ngày phơi, đêm tẩm vào nước...
Nếu không làm mơ muối khô có thể để nguyên như vậy vài năm... nước mơ muối dùng làm dấm mơ muối rất tốt trong nhà bếp Thực dưỡng.

 Nếu bạn có giấy quì để thử có thể biết ngay loại nào lâu năm...
Mơ muối theo kiểu này để từ 8 tháng trở lên mới dùng được.
Nên dùng loại đã để 3 năm trở lên.
Mơ muối được mệnh danh là vua của thức ăn tạo kiềm trong máu.
Nếu bạn thấy khó chịu trong người, hay ngậm một quả mơ muối lâu năm, bạn sẽ thấy ngay tác dụng kỳ diệu của nó.
Nhất là những lúc đi tầu đi xe mà nôn nao có quả mơ muối lâu năm mà ngậm càng thấy sự kỳ diệu của thứ quả kỳ lạ này...
Hiện nay trên toàn quốc, nhiều nơi và nhiều người chưa hề biết làm mơ muối theo kiểu Nhật Bản này.
Mơ muối lâu năm được mệnh danh là VUA của các thức ăn tạo kiềm trong máu. Đặc trị các bệnh về ruột cà tiêu hoá, những chứng bệnh đầy bụng, ăn không tiêu, các chứng bệnh mệt mỏi trong người, chán ăn, chữa ho, trừ đờm, hen xuyễn, khó thở, say xe. Giải ngộ độc thức ăn, trị đau thắt tim, rối loạn vị dạ dày (quá nhiều hoặc quá ít), trung hoà các yếu tố âm trong người. Giúp gan loại sạch hoá chất nhân tạo ra ngoài cơ thể. Chống lão hoá giúp cơ thể trẻ lại và tăng sức sống. Có thể dầm nát pha nước uống hoặc bỏ vào nấu xúp, nấu canh.

CHỦ ĐÍCH TRONG VIỆC CHẾ MƠ MUỐI:
Qua 30 năm các nhà khoa học tìm được nhiều điều thú vị về mơ muối, những lợi ích của nó không còn nghi ngờ gì và được chứng minh ngay cả bằng phương pháp khoa học. Nhiều khoa sinh hoá đã khám phá ra các tác dụng được tính của nó, nhưng còn nhiều hữu dụng của mơ muối mà cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.

Người xưa, không hề hiểu biết về tính sinh hoá và thành phần hoá học của mơ, vậy mà họ đã thành công trong việc chuyển biến một loại trái cây không ăn được, một sản phẩm phong phú của thiên nhiên, trở thành một món gia vị tuyệt vời có được tính rất mạnh.

Theo y học cổ truyền, mơ muối được khuyên dùng trong trường hợp ngộ độc thức ăn, lọc nước bị ô uế, cơn đau thắt tim, tiêu chảy và táo bón, rối loạn dịch vị dạ dày (quá nhiều hoặc ít dịch vị). bệnh đi ngoài hoặc đau đầu…

Nó còn được biết đến trong cách dùng để ngăn hoặc làm chậm quá trình lên men của cơm gạo. Bí quyết của sự hiểu biết để thực hành này là thâm hiểu về nguyên tắc âm dương. Nếu chúng ta xem qua mơ và quá trình chế biến mơ muối với cái nhìn âm dương, chúng ta sẽ hiểu được dễ dàng các giá trị của mơ muối.

Nó sẽ giúp cho tiêu thụ yếu tố dương như muối chẳng hạn mà không làm khát nước. Sự hấp thụ chất dương làm trung hoà các yếu tố âm dương trong máu như đường, rượu, chất độc…

Và bởi các âm tính mạnh mẽ của nó, mơ muối làm dịu được các triệu chứng dương. Ở Trung quốc và ở Nhật có câu nói “ Nếu bạn khát nước hãy dùng một trái mơ muối, cơn khát của bạn sẽ chấm dứt”

 KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ TÁC DỤNG CỦA MƠ MUỐI:

Chúng tôi liệt kể ra đây vài khám phá về tác dụng lợi ích của mơ muối. Nếu bạn thích chi tiết hơn xin tìm xem ở phần mục tham khảo.

1. Thành phần hóa học của mơ: Mơ chứa protein, khoáng chất và mỡ gấp 2 lần các loại trái khác. Đặc biệt có chứa rất nhiều calcium, sắt và phospho

Tính trên 100 trái cây -------------- ca -------------- fe -------------- p

Ume -------------- 65 mg -------------- 130 mg -------------- 2,7 mg
Táo -------------- 3 mg -------------- 7 mg -------------- 0,2 mg
Dâu -------------- 14 mg -------------- 17 mg -------------- 0,5 mg
Đào -------------- 3 mg -------------- 13 mg -------------- 0,3 mg

Mơ còn giàu chất axít hữu cơ (đặc biệt là axxits citric và axxits phosphoric) hơn tất cả các trái cây khác. Các loại axít này không bị huỷ hoại trong quá trình dầm ngâm chế biến.

2. Tác dụng kiềm hoá của mơ muối: Có thể duy trì một trạng thái kiềm nhẹ ( ph khoảng 7,35 ) trong máu của chúng ta bằng cách dùng đêu đặn mơ muối. Chỉ cần với 10 gr mơ muối, chúng ta có thể trung hoà một lượng axxits do 100 gr đường tạo ra. Trong khi cần phải cần đến 60 gr Kombu hoặc 239 gr xích tiểu đậu (azuki) hay 680 gr rễ ngưu bàng để được dùng cùng tác dụng trung hoà này.

• Sức kiềm hoá của mơ muối tuỳ thuộc vào 3 yếu tố :
• Sự dư thừa axxits citric làm tiêu thụ dễ dàng trong ruột non các chất khoáng kiềm tính, như sắt, maghesium của các thực phẩm axxits citric phối hợp với các chất khoáng của thực phẩm khác đem lại một hấp thu dễ dàng muối khoáng.
• Bản thân mơ muối cũng chứa số lượng lớn khoáng chất kiềm tính như: sắt, calcium, mangan, kali. Do những chất khoáng này khi tiêu hoá cần sự hiện diện của axxits citric nên việc hấp thụ chúng được trọn vẹn.
• Axxxits citric huỷ hoại axít talic trong máu và trong các mô của chúng ta

3. Tinh sát trùng và kháng sinh của mơ muối: Đầu năm 1950, Bác sỹ Kyo sato (Đại học hirosaki) thành công trong việc trích lọc chất kháng sinh từ mơ muối. Ông tiêu diệt được các mầm bệnh kiết lỵ với 6gr tinh chất mơ muối và với bệnh kiết lỵ vi khuẩn staphylocous với 9gr. Khám phá này của ông đã không trở thành phổ thông như penicillin hay các kháng sinh khác đang được sử dụng rộng rãi. Năm 1968, từ một thành phần tách ra nơi mơ đã có một tác dụng sát khuẩn đối với vi trùng bệnh lao phổi

4. Vài thành phần của mơ muối: Axxits pitric hỗ trợ và hoạt hoá các trức năng của gan. Hơn nữa mơ giúp gan loại sạch các hoá chất nhân tạo ra khỏi cơ thể. Axxits catechin: tăng tốc như động ruột, có tác dụng sát khuẩn và giúp tiêu hoá protein

• Tác dụng tổng quát của mơ muối trên thể chất:

1. Ngăn ngừa sự mệt mỏi:Mệt mỏi thường gây nên do sự tích luỹ axxits (axít lactic, axít pyruvic) các loại này không phân huỷ nhanh bởi biến dưỡng của cơ thể. Máu của chúng ta bị axít hoá do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cực dương hoặc cực âm (như đường, bột tinh chế và thực phẩm động vật) cũng như do thiếu dưỡng khí ( thường do thiếu hoạt động tập luyện) khi máu bị axít hoá, bệnh tật liền xảy ra: bệnh gan và các bệnh kết hợp với tuổi già. Do vậy, chúng ta nên chu ý mơ muối cung cấp các chất liệu làm phân huỷ nhanh chóng sư thặng dư axít trong cơ thể chúng ta.

2. Chống lão hoá: Sự lão hoá nói đơn giản là một tiến trình oxy hoá ( sét rỉ cũng là một tiến trình oxy hoá), mơ muối cũng như xốt tương có tác dụng chống lại tiến trình oxy hoá trong dòng máu

3. Tác dụng giải độc: Do mơ muối hỗ trợ cho quá trình biến dưỡng, cung cấp năng lượng liên tục cho tế bào hoạt động an toàn, như các tế bào thận và gan, những cơ quan này sẽ giải độc có hiệu quả hơn
(3 tác dụng trên đây đối với thể chất của mơ muối giúp làm trẻ lại cơ thể và tăng sức sống)

* Cách dùng mơ muối:

111. Như thông thường: Bạn có thể ăn mơ muối như thông thường hoặc ngâm vào nước nóng hay trà già trà già mà dùng. Hoặc cho mơ muối vào cơm vắt trong các trường hợp sau :

* Thặng dư axít ở dạ dày
* Rối loạn ruột
* Mệt mỏi.
Hoặc sau khi dùng các thực phẩm có hại như đường chẳng hạn

112. Mơ muối nung (mơ nung than): Nung một số mơ muối trong lo nướng dưới vỉ nướng cho đến khi trở thành đen. Cạo phần thịt mơ muối thành bột đen, mỗi lần dùng một muỗng cà phê bột này với nước nóng hay trà già. Cách làm cổ truyền như sau: Để mơ muối vào trong một cái nồi bằng đất nung. Đậy nắp lại và cho vào lửa khoảng nửa giờ. Khói đen sẽ bôc ra trong quá trình nung. Khi hết khói là được, sẽ thấy một lớp dầy nhựa than đen trên nắp nồi. Đó đúng là than hoá của mơ muối.

Than mơ muối được dùng trong các trường hơp:
• Cảm lạnh: dùng một ít với nước nóng
• Tiêu chảy: dùng với hồ bột sắn dây (đối với trẻ em nên dùng hồ bột sắn dây với than rong phổ tai thì thích hợp hơn )
• Loét bao tử
• Lao ruột
• Ung thư ruột

113. Than hạt nhân mơ muối: Đừng vứt vỏ các hạt nhân mơ muối. Đập vỡ vỏ hạt sẽ được nhân hạt bên trong, nhân này ăn được. Đối với các loại mơ muối tốt, để đã lâu, muối và màu thấm tận vào trong hạt nhân.

Bạn có thể nung nhân hạt trong lò nung với nhiệt độ cao, và cạo lấy than đen đó, hoặc nung trong nồi đất. bảo quản kỹ trong lọ thuỷ tinh.

Bột than này rất dương. Khi bạn bị rối loạn dạ dày, ruột đau nhức, tiêu chảy… chỉ cần 1 muỗng café bột này với uống trà trà già sẽ có hiệu quả rất tốt. Có thể dùng trong các trường hợp như số 112 hoặc rắc lên cơm ăn

114. Mơ muối + tương + Trà trà già: Cạo thịt một trái mơ muối thêm ½ muỗng café nước xốt tương. Rốt nước trà già 3 năm và trà già trà già từ ½ tách đến tuỳ khẩu vị mỗi người. Có thể thêm vài rọt gừng. Khuấy đều rồi uống, thức này không hợp với bé sơ sinh và trẻ con (tốt hơn là cho chúng dùng mơ muối- cát căn, hoặc mơ muối, tương trà già, giã mà không có gừng và với ít xốt tương.

*. Dùng trong trường hợp:
* Đau đầu do ăn quá nhiều thực phẩm âm
* Rối loạn dạ dày (ói mửa, ăn không biết ngon)
* Mệt mỏi
* Thiếu máu tuần hoàn kém.
* Trúng độc oxyt carbon (cacbon monxide)

115 Mơ muối tương làm gia vị: Nếu thịt mơ muối thành bột cho thêm tamiri và nước, có thể dùng làm gia vị. Nếu cho ½ muỗng vào trà trà già, sẽ có được mơ muối, tương trà già trà già

116. Xốt mơ muối: 1 trái mơ, 1 muỗng café Bonito flakes và 1muỗng café tamiri cho vào một bát to. Rót nước nóng vào thêm nữa lá rong nori (xắt thành miếng nhỏ). Món này nhanh chóng làm giảm mệt mỏi.

117. Mơ muối- sắn dây và mơ muối- tương sắn dây; dùng khi nhược sức, cảm lạnh tiêu chảy.

118. Nước ép mơ muối: Đừng vứt bỏ nước cốt mơ muối mà bạn có được ở phần trên của bình chứa ủ mơ muối. Pha với nước nóng bạn sẽ có một thức uống tuyệt hảo cho các trường hợp ăn không ngon, say rượu, kiết lỵ vào mùa hè. Bạn cũng có thể tẩm vào gạc đắp lên các bệnh ngoài da như nhiểm châm nấm, cũng có thể chế ra loại nước mơ muối này bằng cách nấu mơ muối với nước trà trà già hoặc nước thường, loại nước này mầu hồng, rất dương dùng để thay thế nước muối để trị các vết bỏng, thụt giữa âm đạo.

Để có một số lượng nước mơ muối dùng do mục đích thương mại, phải chế theo một cách khác đã được trình bày trong phần giấm mơ muối

119. Trà mơ muối: Nấu 1 trái mơ muối với khoảng 1 lít nước trong ½ giờ. Lọc và pha loãng thêm vào nếu cần. Nếu dùng nó như một thức uống lạnh trong mùa hè, sẽ đem lại sự mát mẻ cho bạn.

1. Không ngon miệng: Thiếu sự ngon miệng có thể do nhiều nguyên nhân, bệnh dạ dày, gan, lo âu, nóng nưc… Trong các trường hợp, mơ muối giúp làm tăng tiết dịch vị. Có thể dùng cháo gạo lưt nhừ với mơ muối để phục sức sau cơn bệnh và lấy lại sự ngon miệng

2. Táo bón: Nếu bạn bị táo bón, mỗi sáng hãy dùng 1 trái mơ muối với trà trà già. Uống lúc vừa mới thức dậy hoặc dùng chung với bữa ăn sáng

3. Kiết lỵ, thương hàn, phổ thương hàn: Nhiều loại vi khuẩn bị tiêu diệt khi cho chúng vào nước mơ muối. Vi khuẩn thổ tả chết trong 5 phút, thương hàn 10 phút, phổ thương hàn 20 phút- 30 phút và kiết lỵ sau 1giờ

4. Hơi thỏ hôi: Hơi thở hôi bởi nhiều nguyên nhân: răng hỏng, nướu răng bệnh, rối loạn dạ dày, sự lên men ở ruột, phổi rối loạn… Các ảnh hưởng đó cộng thêm ít nhiều do sự thối giữa gây ra hơi thở hôi, mơ muối chống lại tác dụng thối giữa

5. Trúng độc thức ăn: Nếu bạn bị vọp bẻ, tiêu chảy nôn mửa sốt sau khi ăn thịt, trứng: hãy dùng mơ muối hoặc tương trà già trà già. Nó có thể gây ói, trong trường hợp như vậy, dùng thêm 1 tách mơ muối, tương trà già trà già

6. Ngộ độc rượu: Trúng độc rượu có thể gây ra nôn mửa, đau đầu, toát mồ hôi….mơ muối là loại tốt nhất để làm dịu các triệu chứng đó. Ngâm mơ muối 5 phút trong nước nóng hoặc trà già , uống và ăn luôn mơ. Hoặc uống than hoạt nhân muối với chút trà già trà già

7. Say sóng: (tàu xe, máy bay) Mơ muối rất hiệu quả để làm dịu cơn say sóng. Trong dân gian để ngừa cơn say sóng bằng cách cột rịt 1 trái mơ muối vào lỗ rốn suốt hành trình, cho đến ngày hôm nay hôm nay người ta vẫn còn cho là rất có hiệu quả

8. Cảm lạnh cúm: Nếu tuân thủ phương pháp thực dưỡng và dùng muối mặn đều đặn, chúng ta không bao giờ bị cảm cúm. Tuy nhiên khi khởi sự ăn theo dưỡng sinh, chúng ta có thể bị cảm lạnh đôi khi còn nghiêm trọng hơn, đó là cơ thể biến đổi tự phục hồi nó. Nhưng sau vài tháng rất hiếm khi xảy ra, nếu còn bị cảm cúm hãy dùng mân muối nướng pha với nước nóng.

9. Đau nôn buổi sáng: Phụ nữ có mang thường đòi hỏi loại thực phẩm có axít như chanh, nho dưa cải. Khi có mang, máu có khuynh hướng axít hơn. Bởi các thức ăn thai phụ theo bản năng làm kiềm hoá dòng máu của mình. Nếu họ lại ăn các thức ăn tạo ra axít (bánh mì trắng, đường, thịt…) thì tính axít vẫn duy trì trong máu và họ bắt đầu bị nôn mửa

Nôn mửa ban sáng thường được xem là triệu chứng bắt buộc là bình thường của thai phụ. Sự thật không phải như vậy mà có hại là đắng khác. Đó có nghĩa là máu của thai phụ dư axít và nó tác động lên các cơ quan, các cấu trúc, như gan, răng, xương và cuối cùng làm kiệt quệ.

Cách tốt nhất để ngừa cơn đau nôn buổi sáng là dung 1 trái mơ muối vào bữa ăn hoặc uống nước ép mơ muối

• Lá tía tô: Cây tía tô họ bạc hà, thân mọc phát triển rất nhanh. Với màu, mùi và mau phát triển cho chúng ta biết nó là loại cây âm. Từ lâu, lá tía tô được dùng trong chế biến mơ muối. Ngoài việc tạo ra màu và mùi nó còn tác dụng bảo quản, Tía tô có chữa aldehyt perilla, theo tài liệu, dùng bảo quản thực phẩm tổng hợp rất tốt. Lá tía tô rất giàu diệp lục tố, vitamin a, b2, c, calcium, chất sawt và phospho. Nó còn chứa axít linoletic có khả năng làm phân huỷ cholesterol
• Tác dụng dược tính của tía tô: Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
• Làm dịu hệ thống thần kinh
• Thông tiểu
• Giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt
• Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho
• Nước ép là tía tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho trichophytosis ở da đầu và râu)
• Cách dùng tía tô: lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để trang trí với súp miso. Ngâm lá tía tô để thêm vào lúc nấu cơm, nó làm tăng sự ngon ăn của bạn.

 120 Tía tô làm gia vị: Nướng lá tía tô với mơ muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng đê rắc lên cơm, hoặc cho vào trong cơm vắt.

121. Trà tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước, nấu uống như trà. Dùng khi trúng độc thức ăn, đặc biệt là trúng độc cá.

* Các chế phẩm với mơ muối: Giấm mơ muối: để làm giấm mơ muối, dùng trái xanh tươi, rửa qua rồi cho vào thùng với lá tía tô và muối, đừng dùng mơ đã khô. Đè lên trên bằng một vật nặng. Do mơ còn tươi, nước mơ chảy ra do muối và sức ép và cao hơn các loại giấm thường.

Bên cạnh cách dùng làm gia vị, giấm mơ còn có tác dụng tự nhiên như các chế phẩm của mơ. Nó giúp tiêu hoá và làm tăng chức năng của ruột

122. Nước uống giấm mơ: Uống 1 tách giấm mơ, Nếu mặn quá pha 1,2 muỗng café giấm mơ với 1 tách nước nóng rồi uống nó sẽ làm tăng sự tiêu hoá và đặc biệt được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn ruột (thương hàn, kiết lỵ, và bị thối giữa ở ruột)

Nếu chúng ta nấu lâu giấm mơ, chúng ta được một chất lỏng sệt sệt, rất hiệu quả chống lại các rối loạn tiêu hoá hoặc trúng độc. Hãy dùng một muỗng café giấm mơ, hoặc trộn với chừng ấy nước nóng. Với kinh nghiệm của chúng tôi, nó còn mạnh hơn cả bất cứ thuốc nào ở hàng thuốc. Rối loạn dạ dày hoặc kiết lỵ hoặc mọi vấn đề khác của ruột, đặc biệt khi nó phát khởi lúc du lịch, có thể dịu hẳn trong 2 đến 3 ngày nếu ta dùng đều đặn mỗi ngày một lượng nhỏ loại giấm đặc hay(có thể từ 2-3 ½ muỗng café 1 ngày)

Nước ép mơ muối có một điều lợi hơn cả mơ muối là nó đi vào tá tràng và ruột nhanh nên ít bị biến chất. Còn mơ muối phải ở lâu một chút trong dạ dày nên tác dụng của nó bị giảm đi dưới tác dụng của dịch vị

123. Nước ép đặc mơ muối: Nước đặc mơ thực tế là một loại thuốc hơn là thực phẩm, trong khi muối mơ thì được xem là một thức ăn mf cũng là thuốc. Có nhiều cách để chế nước mơ đặc: Thịt trái mơ tươi xanh được nạo ra và nén lại rồi lấy nước ép đó đem ra đun riu riu trong 48 giờ, cho đến khi được một loại sirô đặc đậm màu. Phải cần 1kg mơ tươi dể có 20gr nước mơ đặc

Chế phẩm này có tác dụng như mơ muối, nhưng ít dương hơn do không có muối, ánh nắng, sức ép và thời gian là các tác nhân dương trong quá trình chế biến nó. Nó thích hợp cho người từng ăn thịt nhiều. Còn người tạng âm, xanh xao hay mệt mỏi thì dùng mơ muối thích hợp hơn

Nước mơ đặc dùng khi:

• Rối loạn dạ dày, biếng ăn, nôn mửa
• Có vấn đề ở ruột, gồm cả nhiễm trùng ruột
• Đau đầu
• Trúng độc thực phẩm (so, cá, thịt)

124. Giấm gạo: Giấm gạo cũng có thể sử dụng giống như giấm gạo. Nó dùng trong các trường hợp tương tự như giấm mơ và còn giúp loại trừ protein và mỡ.

Trích từ cuốn "Y học thường thức trong gia đình", NXB Y học; Năm 1999

Ngưu bàng và các món ăn từ ngưu bàng

1.Ngưu bàng kho tamari 

  Củ ngưu bàng: 200 g
- Cà rốt: 50 g
- Ớt khô: tuỳ lượng
- Dầu vừng, dầu ăn
- Xì dầu
- Mirin (một loại gần như là nước của rượu nếp ngọt, nếu không có bạn có thể bỏ chút đường đen, ngưu bàng rất kiềm dương, cho nên có thể bỏ chút đường âm vào và khi ăn thì bạn không thể nào phát hiện ra vị ngọt đường, nghĩa là bạn chỉ nên cho có chút xíu thôi nhé)

Cách làm:
- Cạo vỏ ngưu bàng, cà rốt, thái dọc thành sợi, dài khoảng 6 cm.
- Ngâm ngưu bàng đã thái vào nước khoảng 30 phút, vớt ra để ráo
- Cho dầu ăn, dầu vừng vào chảo đun nóng, cho ớt khô và ngưu bàng vào trước, để lửa to đảo một lúc rồi cho tiếp cà rốt vào xào nhỏ lửa (chú ý không để cà rốt nhừ quá).
- Cho tamari và chút đường đen vào với một chút nước, đậy vung đun nhỏ lửa, ngấm đều là được.
Vì ngưu bàng rất dương cho nên có thể bỏ thêm ớt khô...



2. Nộm (gỏi) ngưu bàng

Món nộm (gỏi) ngưu bàng ăn rất ngon... món này rất hợp với lá ngò gai (mùi tầu!)
Mua ngưu bàng cạo sạch vỏ, có thể cầm cái giẻ rửa bát tuốt sạch lớp vỏ ngoài hay lấy sống dao cạo nhẹ cho ra hết lớp vỏ, rồi bào nhỏ ngâm với nước muối loãng... đun sôi nước rồi trần tái chín loại ngưu bàng bào nhỏ này rồi đổ ra rá...
Nước trộn gồm: tamari, tamari tỏi, chút dấm mơ muối hay là dấm gạo lứt, chút đường đen, chút nước sôi để nguội...
Giã lạc cho vào sau cùng, muốn ăn thêm rau thơm thì cho mùi tầu thái trộn lẫn...
lạc hoặc là muối vừng trộn lẫn, cũng có thể bỏ thêm vừng đồi tróc vỏ giã nhỏ... 


3. Món “Mứt ngưu bàng”
 Món “Mứt ngưu bàng”
(ông bà Ando dạy )

Tiếng Nhật gọi là “Gobo no Yoroni”

Trong đó các từ có nghĩa như sau:
- Gobo: ngưu bàng
- No: thuộc về, dành cho
- Yo: giúp khỏe người
- ro: người có tuổi
- ni: cách nấu - ninh lâu với dấm mơ muối.

Vậy tên đầy đủ tiếng Nhật có thể tạm dịch: Ngưu bàng-dấm mơ tăng cường sinh lực và tuổi thọ.
Tác dụng quan trọng nhất của món ăn này là chúng ta có thể cảm thấy được vị ngọt tự nhiên (kan), vị có mặt ở sâu thẳm trong mọi thứ thuộc thế giới tự nhiên và là chân giá trị của tự nhiên. Qua món ăn này, chúng ta có thể thưởng ngoạn sự huyền bí của tự nhiên.
Tác dụng đối với thân thể con người có thể kể như: làm sạch máu ổ bụng, làm ấm cơ thể và tâm trí một cách tĩnh lặng… Hãy tự mình khám phá các tác dụng khác của món ăn này! (lời của ông Ando)

Cách làm: ngưu bàng rửa như tắm cho trẻ sơ sinh (kỳ cọ nhẹ nhàng để không làm trầy sước lớp vỏ tốt của nó); cắt khúc và cho ngập nước và dấm mơ muối vào ninh trong 10 tiếng, tỉ lệ dấm mơ hãy tự mình tìm ra công thức của riêng mình…làm sao cho vị của nó trở nên ngon nhất?! Sau khoảng 10 lần nấu sẽ tìm ra ngay! Mỗi 1 kg ngưu bàng khoảng 1 thìa ăn phở đầy dấm mơ, có thể điều chỉnh vì không có gì giống nhau…
(Theo Thucduong.vn)

Ngưu bàng thức ăn lí tưởng cho sức khỏe của bạn

Ngưu bàng là một loại củ rau ngon lành đắt tiền của người dân Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó có nhiều dương tính và tạo kiềm cho máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, rất tốt cho người ăn chay trường và người bệnh. 
Ngưu bàng là một loại cao lương mỹ vị ở Nhật, rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc và tuổi và chất lượng của rễ; trong củ ngưu bàng còn một vị hơi đắng rất khó nhận ra. Người ta cho rằng mùi vị ngon nhất nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Rễ mềm nhất khi còn non tươi; dễ gãy khi bị uốn cong, củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt. Rễ được xử lý khéo sẽ có mầu sắc tươi giòn. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất. Rễ là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác.
Những cọng rễ rất non được rửa sạch và ăn sống, vỏ của củ ngưu bàng rất mềm dễ chầy sước, nhưng chúng thường được ăn dưới dạng chín. Rễ cây ngưu bàng được bảo quản tốt nhất khi đất còn bám đầy cho đến tận khi gần đem đi nấu. Người ta rửa hoặc chùi sạch rễ và làm sao để không động đến lớp thịt thơm tho nằm ngay dưới vỏ.
Ngưu bàng là một thành phần không thể thiếu trong món Tekka nổi tiếng ở các thiền viện Nhật Bản, để tạo nên sức bền bỉ dẻo dai cho sức khỏe… món ăn tekka được gọi là món ăn tượng trưng cho người quân tử siêu nhân…tekka làm khỏe tim và hết mệt mỏi. Ngưu bàng là món ăn có độ giòn ngọt, củ ngưu bàng có thể dùng như món ăn có tính chất chữa lành những căn bệnh như sau:
1 - Cung cấp các chất dinh dưỡng, các vi chất, chất xơ và chất sắt cao.
2 - Giảm béo, giảm mỡ và cholesterol trong máu
3 - Tiêu độc, giải độc và lợi tiểu
4- Có tác dụng tích cực (giảm đường) với bệnh tiểu đường
5- Nhuận tràng, chống táo bón, vệ sinh ruột và phòng bệnh trĩ rất tốt.
6- Phòng chữa bệnh ung thư
7- Làm khỏe tim và hết mệt mỏi.

Cách sử dụng:
I. Củ tươi:
• Cộng thêm cà rốt, củ cải, nấm đông cô nấu thành bài thuốc: Canh dưỡng sinh nổi tiếng (tìm đọc CANH DƯỠNG SINH - Lập Thạch Hòa) dùng để phòng và chữa nhiều bệnh một cách thần kỳ. Cách làm: 1/4 củ ngưu bàng cỡ 300gam, củ nhỏ 1/2 (80gam ngưu bàng tươi hay là 20gam ngưu bàng khô); củ cải trắng 1/4 củ kể cả phần lá, cọng ở trên; cà rốt 1/2 củ, nấm đông cô 1 cái nhỏ tất cả thái vừa miếng như là món ninh và đun với nước lạnh liu riu 30 - 40 phút; đây là tiêu chuẩn cho 1 người dùng trước bữa ăn nửa tiếng; có thể làm uống 2 ngày thì phải bỏ vào ngăn đá để bảo quản… nếu có thể thì bạn nên làm cho cả gia đình cùng uống …
• Luộc mềm (Có thể ăn sống và ép lấy nước uống).
• Cắt hình que diêm xào, muốn mềm thì nên bỏ chút nước và 1 miếng phổ tai đun 5 - 10 phút, vớt ra xào với cà rốt, hay chỉ om độc vị với dầu vừng và tamari…
• Cắt hạt lựu để ninh món hầm, có thể bỏ thêm nấm đông cô, đậu lăng, các loại đỗ…
• Nấu xúp, nấu canh chua…làm dương hóa món ăn
• Dùng làm món Tekka…gồm: ngưu bàng, cà rốt, củ sen bằng nhau bào nhỏ; bỏ vào xào với dầu vừng và chút gừng nạo, bỏ misô xào nửa giờ thành Tekka ướt ăn được vài ngày; nếu đảo đều tay trên bếp cho tới 3-4 giờ thì thành món Tekka khô nổi tiếng chữa lành nhiều bệnh nhất là làm khỏe tim và hết mệt mỏi… món ăn này làm ra ai cũng thích nhất là Tekka ướt, ăn ngon nhớ đời…tạo sức mạnh cho người tu tập trong các thiền viện ăn chay nên thường có món ăn này…
• Làm nộm, (trộn gỏi)
• Luộc lấy nước uống để tăng sinh lực và sự dễ chịu cho cơ thể, kiềm hóa dòng máu.
• Bọc mì căn sống, chiên vàng rồi rim với tamari: rất nhiều người ưa thích.
• Bỏ vào nồi ninh với rau củ… lấy nước ngọt làm món phở.
• Bỏ vào món cháo làm cho nồi cháo được dương hóa.
• Kho với phổ tai, miso, tương hoặc tamari… với gừng…
II. Củ khô: Rửa sạch ngâm nước cho mềm và đun lấy nước uống… bã sau khi đun nước có thể xào như măng…
III. Bột ngưu bàng khô: cùng với bột củ sen và bột cà rốt… nước tương tamari.. tạo thành món gia vị ngon nổi tiếng, dùng để nêm nếm thức ăn chay cực ngon…
(Theo Thucduong.vn)

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Bánh Nhật


                                                        Món tráng miệng dành cho hoàng tộc
Những món tráng miêng truyền thống (Wagashi) được giới thiệu trong bài này thường được phục vụ ở những nhà hàng sang trọng nhất ở Tokyo hay Kyoto. Những món tráng miệng này cũng thường được phục phụ trong các cung đình thời Nhật xưa.
1. Namagashi (生菓子)

Namagashi là tên gọi chung cho những món ngọt được phục vụ trong các buổi trà đàm hay trà đạo. Điểm đặc biệt của Namagashi là chúng thường rất đẹp mắt và tinh tế trong cách trình bày. Nhiều loại Namagashi thường có chứa đậu đỏ ngào đường
Tên gọi Wagashi ( Hòa quả Tử) được đặt dựa theo nguồn gốc, cũng như cách trình bày món ăn , có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên

Wagashi thường được dùng trong các tiệc trà , cách thưởng thức wagashi cũng rất đặc biệt, nó thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người


Namagashi là loại bánh được làm thủ công và tùy theo mùa mà sẽ có những cách trang trí khác nhau.

Hình dạng của namagashi gợi nhớ đến hình ảnh 1 nước Nhật với 4 mùa tươi đẹp



Đó là hình ảnh của hoa lá đâm chồi nảy lộc khi xuân về , của cây lá xanh tươi mùa hạ, màu rực lửa của cánh rừng mùa thu và sức sống mãnh liệt cảu hoa mận mùa đông.        


 
2. Sakuramochi (桜餅)

Bánh gạo nếp hồng (Mochi) nhân đậu đỏ được phủ thêm chiếc lá ànhi đào (Sakura) thường được gọi là Sakura Mochi (Món này đã có bạn vẽ nhân dịp tranh ẩm thực đấy) . Sakura mochi thường được dùng như một món tráng miệng trong ngày lễ của các cô gái (Hinamatsuri) ở Nhật cứ mỗi 3 tháng 3. 

 
3. Amanatto (甘納豆)




Đậu (thường là đậu azuki) phủ đường. Món này khá giống với mứt đậu ngự của Việt Nam
4. Kompeito (甘納豆)



Kẹo Kompeito là loại kẹo có nhiều màu và thường được chế biến từ loại đường tinh khiết nhất. Chúng thường có dạng tròn và có những chỗ lồi lõm do hệ quả của việc chế biết với nhiệt độ khá cao trong thời gian tương đối dài.

Người nhật biết đến đường nhờ vào những nhà thuơng nhân Bồ đào nha vào những thế kỉ mười sáu. Nhiều năm sau khi người Bồ đào nha đem đường đến Nhật Bản, loại nguyên liệu này vẫn được coi là quý giá do cách chế biến khó khăn cũng như nguồn nhập khẩu hạn chế. Vì vậy Kompeito là loại quà-tặng-như-lời-cám-ơn trong phủ hoàng đế thời xưa ở Nhật. 
kompeito duoc ban rong trai o nhat ,va co nhieu mau nhu hinh duoi day la mau sakura (hao dao )
Sakura multicolor

5. Hanabiramochi (葩餅)



Hanabiramochi có nghĩa là "mochi hình cánh hoa". Nó thường được dùng với buổi try đạo đầu tiên của năm. Truyền thống này được khai sở bởi gia đình hoàng tộc . Hanabiramochi có hình dạng và màu sắc rất riêng biệt. Nhân của Hanabiramochi thường được làm từ đậu xanh. Màu và dạng của có ý nghĩ tượng hình (liên quan đến năm mới). 


 
6.Suama (寿甘)


Suama là loại đồ ngọt được làm từ bột gạo và đường. Người ta thường dùng màu đỏ để nhuộm phía ngoài của Suama. Tuy nhiên bên trong vẫn giữ được màu trắng thuần khiết. Điều này được ví như là biểu tượng trưng của Nhât. Tuy nhiên, thường lớp ngoài của Suama có màu hồng do lượng đường khá cao trong món tráng miệng này.


7.Wasanbon (和 三 盆)




Wasanbon là kẹo đường nhiều màu. Wasanbon được làm từ một đường mặt đất rất mịn được sản xuất nội địa trong Nhật Bản. Do đất ít, sản xuất nông nghiệp nội địa thường rất tốn tốn kém hơn so với nhập khẩu. Đường nội địa có thể gấp 10 lần giá đường nhập khẩu. Đường nội địa được sử dụng để tạo ra sản phẩm đặc biệt như Wasanbon.

Mùa xuân cũng là mùa của rất nhiều những lễ hội và tiệc tùng. Và tất nhiên, những chiếc bánh ngọt wagashi là một phần không thể thiếu trong những bữa tiệc truyền thống. Để làm wagashi thì người ta thường sử dụng một loại đường truyền thống là đường wasanbon thay vì đường kính.



Không giống như đường kính trắng mà chúng ta vẫn dùng, wasanbon là loại đường được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công dưới một quy trình sản xuất được lưu giữ từ thời Edo. Khi hoàn thành, wasanbon có dạng bột mịn màu kem nhạt và hương vị dịu mát đặc trưng gần giống với bơ và mật ong cùng hương thơm phảng phất. Chính những đặc điểm này khiến wasanbon trở thành sự lựa chọn của những người thợ làm bánh wagashi.
Kyogashi
Nói đến wagashi thì không thể nào bỏ qua Kyogashi, những chiếc bánh ngọt mang hương vị đặc trưng của cố đô Kyoto. Phát triển cùng với văn hoá trà đạo, nghệ thuật làm bánh ở đây đã dần được đưa đến đỉnh cao của nó với những chiếc bánh ngọt xinh xắn được tạo ra để phục vụ cho những bữa tiệc trà. Hoà cùng hương vị của koicha và usucha là vị ngọt dịu của những chiếc bánh như tan ngay trong miệng và hưong thơm nhẹ nhàng còn lưu lại. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Kyogashi. Vì lẽ đó, wasanbon được đánh giá rất cao, là một nguyên liệu không thể thiếu trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống.
Mặc dù được biết đến chủ yếu với vai trò là loại đường chuyên dùng để làm bánh ngọt, ngày nay wasanbon còn góp mặt trong nhiều gia đình và các cửa hàng sushi. Những gói wasanbon dùng trong các món ăn này được để nguyên dưới dạng bột mịn và đóng thành những gói nhỏ.
Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy những viên kẹo cứng làm từ wasanbon được tạo hình theo những khuôn mẫu rất cầu kỳ như thế này. Vì wasanbon khi hút ẩm trở nên cứng lại rất nhanh nên việc chế biến đòi hỏi sự khéo léo và những người thợ giàu kinh nghiệm. Không thể sản xuất hàng loạt và phải làm hoàn toàn thủ công nên giá thành của đường wasanbon cao hơn nhiều lần so với loại đường kính thông thường. Tuy nhiên nó vẫn được nhiều người ưa chuộng, không chỉ vì hương vị độc đáo mà còn vì wasanbon được cho là rất có lợi cho sức khoẻ. Nó được tin là có khả năng giúp làm giảm huyết áp, tăng cường chức năng tiêu hoá...
Có rất nhiều lý giải cho cái tên wasanbon, nhưng có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất là do quá trình chế biến của nó bao gồm một công đoạn phải lặp lại ba lần trên một cái khay gỗ. Trước chiến tranh, nó không chỉ dùng trong làm bánh mà còn được sử dụng phổ biến hàng ngày. Nhưng đến sau thế chiến thì sanbon shiro, loại đường trắng tinh chế với giá thành thấp hơn bắt đầu được nhập khẩu vào Nhật và dần thay thế cho loại đường truyền thống. Để phân biệt với sanbon shiro, người ta gọi loại đường chế biến thủ công trong nước là Wasanbon.
8. Botamochi (ぼたもち)




Một đặc sản theo mùa (mùa xuân) được làm bằng gạo nếp và đậu đỏ.


 
9. Karukan (軽 羹)




Một món tráng miệng từ Kyushu làm bằng bột gạo, đường và khoai lang Nhật Bản.




10. Uiro (外 郎)




Uiro là bánh hấp truyền thống của Nhật Bản. Chúng dai và hơi ngọt. Người ta thương thêm vào các hương vị khác nhau như trà xanh, hoa anh đào, dâu tây và hạt dẻ.



11. Dango (団 子)




Dango là bánh dẻo Nhật Bản tương tự như mochi. Dango thường được phục vụ theo từng xiên gồm 3 hay 4 chiếc bảnh nhỏ xinh. Hương vị Dango thay đổi theo mùa.

Dango - Những viên bánh tròn tròn mềm mềm với sốt mặn ngọt ăn với trà chiều mùa hè, hay những xiên bánh 3 màu ăn khi ngắm hoa đào mùa xuân.

Dango được chia ra làm 2 loại chính, gốc xì dầu và không xì dầu. Đầu tiên chúng ta điểm qua loại gốc xì dầu nhé. Những loại dango có gốc xì dầu được phân theo 2 loại chính: vị mặn ngọt và vị mặn.

Trong các loại vị mặn ngọt, loại dango được ưa thích và biết đến rộng rãi nhất là mitarashi dango. Mitarashi dango là loại dùng nước sốt rưới lên. Mitarashi dango thường được bán trong những quầy hàng nhỏ ở các lễ hội, chợ đêm… Có nguồn gốc từ cố đô Kyoto, giờ đây Matarashi Dango đã trở thành một món ăn nhanh rất phổ biến ở Nhật.

Các loại dango vị măn có gốc xì dầu thì ít phổ biến hơn gồm có: Shoyu dango (dango ăn với xì dầu không), Nori dango (dango rong biển) và wasabi dango (dango mù tạt).

Nori Dango
Ngoài những loại dango gốc xì dầu (có vị mặn và mặn ngọt) ra thì còn rất nhiều những loại dango vị ngọt khác.

Anko dango: Đây là loại dango phổ biến nhất với dango và mứt đậu đỏ. Rất ngọt. Có 2 loại mứt đậu đỏ là mứt thô (hạt đậu không nghiền) và mứt tinh (hạt đậu được nghiền kỹ).

Kinako dango: những viên dango được lăn qua bột đậu tương mịn ngào đường.

Hanami dango hay Sanshoku (3 màu) dango: Đúng như tên gọi, loại dango này có 3 màu, hồng, trắng và xanh. Nó còn được gọi là hanami dango vì theo truyền thống người nhật ăn loại dango này vào mùa xuân khi ngắm hoa anh đào.

Tsukimi dango: dango xếp thành hình kim tự tháp đặt trên khay ăn vào trung thu khi ngắm trăng, đôi khi được làm hình chú thỏ đáng yêu .


Ngoài ra ở các vùng miền khác nhau có những loại dango rất đặc biệt các bạn nhé! Ví dụ như Kakko dango. Loại dango này ít được biết đến nhất. Nó có nghĩa là dango ‘chim gõ kiến” và chỉ có ở một cửa hàng duy nhất ở thành phố Ichinoseki, tỉnh Iwate. Vì sao lại là chim gõ kiến? Vì cửa hàng này có thể làm dango rất giống chú chim gõ kiến. Cửa hàng này cũng có một nét rất đặc biệt, đó là cửa hàng có 2 phần, một bên là bếp làm, một bên là nơi khách ngồi, chia cách bởi một con đường, và thực phẩm được đưa từ bên này qua bên kia bằng ròng rọc.

12. Monaka (最 中)




Bánh kẹp giòn tan gồm nhân đậu đỏ và đường.


co nhieu huong vi khac nhau



13. Yokan (羊羹)





Yokan là một loại thạch tráng miệng làm bằng bột đậu đỏ , thạch, và đường. Yokan thường có bột trà xanh, hạt dẻ cắt nhỏ, đậu ngọt nguyên hạt hoặc các thành phần đặc biêt khác như sữa ong chúa.

co the an kem voi trai cay ...



14. (馒头)





Manju là bánh bao ngọt Nhật Bản. Nhân Manju rất phong phú ( đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, hạt dẻ, khoai lang....)





15. Kuzumochi (葛 饼)




Mochi được làm bằng bột tinh bột của củ của cây kudzu.





16.Kusa Mochi (草 饼)




Kusa Mochi có nghĩa là "mochi cỏ". Mochi được làm bằng bột từ lá của cây Mugwort Nhật Bản. Đây là một món tráng miệng truyền thống thương được ăn vào mùa xuân. Mochi Kusa thường được dùng với bột đậu tương ngọt rắc lên trên.

co nhieu  mau va nhieu nhan khac nhau 


17. Taiyaki (たい 焼き)





Taiyaki là một chiếc bánh hình con cá của Nhật Bản. Nó thường có nhân được làm với pho mát, đậu đỏ hoặc sữa trứng.


tajyaki co nhieu huong vi khac nhau

18. Yatsuhashi





Một đặc sản của Kyoto có độ dai của mochi và chứa quế. Yatsuhashi đôi khi được nướng giòn. Tuy nhiên ở một số nơi, Yatsuhashi phục vụ dưới dạng thô chưa được nướng và thường chứa nhân đậu đỏ.
Wagashi: là chủ yếu bao gồm Mochi và đậu đỏ Vâng, đó là một cái nhìn tổng quan về Wagashi ( đồ ngọt truyền thống Nhật Bản). Như bạn có thể nhìn thấy từ danh sách, các hoàng đế của Nhật Bản ăn khá nhiều mochi và đậu đỏ đấy chứ.