Thực Dưỡng với Khoa Học Hiện Đại
C ác học thuyết về thực dưỡng luôn chú trọng về tầm nhìn vĩ mô trong sức khỏe con người. Một trong số đó chính là sự cân bằng “năng lượng” trong chế độ ăn uống, lối sống hay tâm lý hằng ngày dựa trên một khái niệm phổ biến với văn hóa phương Đông: âm & dương.
Tìm hiểu sâu hơn qua các nghiên cứu y học phương Tây cho thấy sự cân bằng nội môi cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì điều kiện tương đối hằng định của ngoại tế bào cũng như cơ thể người, giúp nuôi dưỡng và ổn định sự sống của tế bào. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất của cân bằng nội môi chính là sự cân bằng axit và kiềm trong dịch cơ thế – một nguyên tắc cơ bản của học thuyết thực dưỡng theo cách tiếp cận từ phương Tây (khoa học hiện đại). Học thuyết axit/kiềm chỉ ra rằng nồng độ khoáng chất trong nội môi chính là mấu chốt quyết định tạo ra một cơ thể khỏe mạnh hay ngược lại, sự mất cân bằng axit/kiềm có thể gây ra rất nhiều vấn đề bệnh lý cho cơ thể.
Cụ thể hơn, nếu lượng axit và độc tố tích tụ trong dịch cơ thể vượt quá khả năng trung hòa và khử độc có thể khiến các tế bào cũng như các cơ quan rơi vào tình trạng suy nhược, gây ra các triệu chứng xấu và tệ hơn hết là tiềm năng gây bệnh.
Để đi vào chi tiết hơn, ta cần có hiểu biết xác thực hơn trên phương diện khoa học. Vậy thực chất định nghĩa cân bằng axit/kiềm là như thế nào?
Tỉ lệ axit/kiềm trong dịch cơ thể được ước tính dựa trên độ pH – chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro trong dung dịch. Nước (tinh khiết) trung tính với độ pH là 7.0 (thước đo từ 0-14, càng về 0 thì nồng độ axit càng mạnh và ngược lại với nồng độ kiềm). Theo nghiên cứu, dung dịch máu khỏe mạnh sẽ có độ pH khoảng 7.45 (hơi kiềm), trong khi máu với pH 6.9 (axit nặng) có thể gây hôn mê, và với nồng độ 7.9 (kiềm nặng) mang hiểm họa gây động kinh. Để tạo điều kiện tốt nhất cho một cơ thể khỏe mạnh, độ pH luôn phải giữ cân bằng ở mức độ kiềm nhẹ.
Sự sản sinh axit trong cơ thể như thế nào?
1. Các hợp chất axit được chuyển hóa tự nhiên qua quá trình trao đổi chất, là sự oxi hóa của các chất dinh dưỡng trong tế bào sản sinh ra chuỗi axit lactic, axit sunfuric, axit photphoric và các loại axit khác. Với những người vận động mạnh thường xuyên, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đồng nghĩa với việc cơ thể tạo ra nhiều axit. Do đó, mặc dù vận động là tốt nhưng nếu quá độ có thể gây ra chứng mệt mỏi, đau nhức và tích tụ axit.2. Các chất độc hại gây ung thư tồn tại trong môi trường ô nhiểm cũng góp phần làm gia tăng và tích tụ nồng độ axit trong máu, ví dụ như: ô nhiễm nước/không khí, ô nhiễm thực phẩm từ các hóa chất phụ gia và bảo quản trong các khâu nuôi trồng và sản xuất, ảnh hưởng phóng xạ từ các liệu pháp xạ trị, X quang, lò vi sóng, ti vi và ngay cả máy tính.
3. Một nguồn cấu thành axit khác phổ biến trong cuộc sống hiện đại chính là sự xúc động và stress. Nếu một người ở trong trạng thái stress hoặc kích động quá lâu mà không thể giải tỏa , cơ thể sẽ luôn trong trạng thái “phản ứng stress cấp tính” – hiện tượng thường hay xảy ra khi con người rơi vào tình trạng nguy hiểm. Trạng thái này khiến cơ thể phóng thích hóc-môn cortisol và adrenaline khiến một số tế bào, cơ quan hoạt động nhanh và mạnh hơn và đồng thời gây ức chế một số khác. Quá trình này không những khiến cơ thể liên tiếp sản sinh amino axit mà còn gây ức chế khả năng trung hòa và bài tiết axit trong cơ thể. Ngoài ra còn nhiều dẫn chứng khác về vấn để này, nhưng như vậy cũng đủ để thấy stress và các ức chế tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng axit/kiềm trong cơ thể nói riêng và sức khỏe nói chung.
4. Như ta được biết, hệ hô hấp chịu trách nhiệm đào thải gần 70% chất thải của cơ thể, một trong số đó là axit cacbonic, sản phẩm cấu thành từ phả ứng của cacbon dioxit trong quá trình trao đổi chất tế bào. Do đó, các vấn đề về hô hấp và đặc biệt tình trạng thở “nửa vời” cũng là một nguyên nhân gây tích tụ axit trong cơ thể.
5. Cuối cùng, chứng thận yếu cũng là một lý do rất lớn gây nên tích tụ axit. Theo khoa học phân chia, các chất vô cơ như phốt pho (P), nitơ (N) và lưu huỳnh (S) là những chất tạo axit, trong khi Natri (Na), Canxi (Ca), Ma-nhê (Mg) và Kali (K) tạo kiềm. Một trong những công dụng của thận là kiểm tra lưu lượng máu chảy qua và định lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sau đó, thận giữ lại những khoáng chất cần thiết và đào thải những khoáng chất dư thừa qua đường nước tiểu. Do đó, tình trạng suy/yếu thận – tác nhân do cách ăn uống hay lối sống không lành mạnh – khiến thận không thể hoàn thành chức năng, dẫn đến việc các chất kiềm dùng để trung hòa axit cũng sẽ bị đảo thải và làm dịch cơ thể trở rơi vào trạng thái thừa axit.
Bởi vì axit vẫn có thể tự được điều tiết trong cơ thể:
1. Có rất nhiều cách, và đầu tiên là thận. Như đã được nêu chi tiết ở trên, cơ quan thận khỏe mạnh có thể hỗ trợ rất tốt trong việc giữ lại kiềm và đào thải axit qua đường nước tiểu.
2. Da cũng được ví như quả thận thứ ba nhờ chức năng tương tự, đào thải axit qua đường mồ hôi.
3. Phổi trong quá trình hô hấp cũng đào thải cacbon dioxit và làm giảm nồng độ axit trong máu.
4. Ngay cả gan với chức năng sản sinh ra mật chứa một hàm lượng Natri lớn.
5. Ngoài ra, cơ thể còn có hệ thống dịch đóng vai trò “cân chỉnh máu” giúp cân bằng độ kiềm bằng cách rút khoáng (chủ yếu là Natri và Canxi) từ máu, xương và mô để trung hòa với các thành phần axit. Có thể thấy rẳng tình trạng thiếu hụt Natri (chất khoáng chính hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch) và Canxi (cần để nuôi dưỡng xương và rang) trong một thời gian dài sẽ là môi trường rất thích hợp dẫn đến các loại bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả AIDS) cũng như một số bệnh nghiêm trọng như loãng xương hay các bệnh về răng.
6. Như đã đề cập ở trên, sự ổn định tâm lý và kiểm soát stress đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nồng độ axit/kiềm trong dịch cơ thể. Bên cạnh đó, stress nặng còn có thể gây ức chế khả năng tự hồi phục của các cơ quan và đồng thời gây suy giảm sức khỏe.
7. Sự chọn lựa và chuẩn bị thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng axit/kiềm cho cơ thể. Chúng ta sẽ đề cập sau về vấn đề này bên dưới.
Góc nhìn vĩ mô
Hãy quan sát cơ thể chúng ta qua 2 góc nhìn: thứ nhất là lăng kính vĩ mô – một cái nhìn bao quát của dịch cơ thể, tế bào, mô, các cơ quan, tất cả luôn có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Có thể nói, chất lượng của dịch tế bào (axit/kiềm) cũng quyết định chất lương của tế bào bởi các chất dinh dưỡng và chất thải lưu thông trong tế bào đều nhờ vào chất dịch này. Cứ tiếp tục như vậy, chất lượng của tế bào quyết định chất lương của mô vì mô là sự cấu thành của hàng triệu tế bào. Và cùng lý do đó, chất lượng của mô lại quyết định chất lượng của các cơ quan. Để khép lại vòng tròn, các cơ quan có trách nhiệm sản sinh, cân bằng và đảm bảo chất lượng cho dịch cơ thể.
Vì thế, do bất kì lý do nào tác động khiến cho cơ quan suy giảm chức năng hay dịch tế bào bị axit hóa (các tác động từ chế đô ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh hay ảnh hưởng từ sự nhiễm độc cơ thể) cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu của tế bào và mô. Cứ thế theo hiệu ứng xoắn ốc của 4 nhân tố chính này, sức khỏe cơ thể sẽ ngày một suy giảm và gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngược lại, nếu có một sự thay đổi trong lối sống và đặc biệt một chế độ ăn uống hợp lý hơn giúp các cơ quan hồi phục chức năng hay khiến dịch cơ thể cân bằng (trong trạng thái kiềm nhẹ). Từ đó, theo hiệu ứng xoắn ốc, 4 nhân tố chính trong cơ thể sẽ từng bước cải thiện, hồi phục để cấu thành một cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu thực tế mà thực dưỡng theo đuổi và phát triển.
Góc nhìn vi mô
Lần nay qua lăng kính vi mô, dẫn ta vào chi tiết hơn bên trong của tế bào. Hãy tưởng tượng đến một mẫu mô ở cuối mao dẫn, bạn sẽ thấy các mạch máu nhỏ và tế bào. Bên cạnh đó là 3 loại dịch khác nhau: máu, dịch ngoại bài và nội bào.
Ban đầu, khi cơ thể dư thừa axit, nồng độ axit sẽ tăng mạnh trong máu. Với tình trạng ở giai đoạn này, các triệu chứng nhẹ như cảm lạnh, đau họng, đau nhức cơ, xương, bệnh da nhẹ hay chứng mất ngủ … bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng này sẽ được chữa bằng các phương pháp y học hiện đại cho đến lúc khỏi là xong. Tuy nhiên, các phương pháp chữa trị thường không để ý đến vấn đề tích tụ axit trong cơ thể và quá trình ấy lại vẫn tiếp tục.
Sau đó từ máu, axit sẽ lưu thông qua các chất dịch khác trong một số bộ phận cơ thể, đi vào dịch thành tế bào. Từ đó, những khu vực này sẽ tự tạo ra một số vùng chức năng lưu giữ chất độc từ axit tích tụ. Trong giai đoạn này, chất nhầy trở nên cô đặc hơn, bọc lấy các tế bào nhiễm bệnh, nhiễm trùng trở thành mãn tính, trở thành u nang hay các khối u lành tính. Tuy nhiên, những triệu chứng này vẫn có thể được chữa trị bằng các phương pháp ý học nên vẫn chưa được đánh giá là nguy hiểm nghiêm trọng.
Cho đến khi nồng độ axit lên đến cực điểm, lọt thẳng vào bên trong tế bào. Khi dịch nội tế bào bị axit hóa, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNA và một số hiện tượng sẽ xảy ra. Đầu tiên, DNA có thể bị phá hủy và dẫn đến cái chết của tế bào. Những tế bào chết này mất đi chức năng của nó và tiếp tục gia tăng nồng độ axit vào khu vực dịch tế bào xung quanh. Hoặc cũng có thể axit trong nội dịch tế bào tiêu sẽ tiêu hủy một số chức năng của DNA và khiến chúng đột biến. Thiếu sự liên kết với DNA, tế bào mất thông tin về chức năng của nó trong việc duy trì và bảo vệ sự sống của cơ thể. Chúng dần trở về trạng thái nguyên thủy của tế bào với một mục đích duy nhất, nhân đôi và sinh sôi nảy nở liên tục (thay vì DNA lập trình một số tế bào phải chết đi hoặc sản sinh có kiểm soát để bảo toàn sự sống cơ thể) mà ngắn gọn hơn có thể gọi là tế bào ung thư.
Trên lý thuyết, nếu việc sản sinh axit có thể được hạn chế và nguồn dinh dưỡng được kiểm soát để tránh phát triển ung thư (chủ yếu là từ sự dư thừa đường và đạm), qúa trình tích tụ axit trên và tác hại của nó có thể dần bị triệt tiêu, tiến gần hơn đến điểm chữa lành cả những tế bào ung thư. Mặc dù mới chỉ là một lý thuyết chưa được xác minh bằng khoa học, nhưng học thuyết axit/kiềm được xem như là một giả thuyết rất khả thi khi trện thực tế, việc thực hành ăn uống và thay đổi lối sống theo thực dưỡng đã và đang rất hiệu quả trong việc đối đầu với bệnh tật nói chung và căn bệnh ung thư nói riêng.
Vậy chúng ta phải làm gì?
Nhìn sơ lược lại phần “Không phải xoắn” đã cho ta một số ý niệm cơ bản về tác dụng của các cơ quan, hệ thống trong quá trình trung hòa axit. Vì vậy, hỗ trợ và củng cố chức năng của những bộ phận đó sẽ phần nào giúp ta kiểm soát được nồng độ axit trong cơ thể.1. Làm mạnh quả thận. Những phương pháp trong thực dưỡng rất hiệu quả trong việc bảo toàn và củng cố sức khỏe chức năng của thận: áp nước gừng quanh vùng thận, tắm nước muối (với nồng độ muối khoảng 1% hoặc hơn – 900gr cho một bồn đầy nước ấm), xông hơi, uống ít chất lỏng và đi chân trần trong sáng tinh mơ là một số cách nên thử.
2. Kích thích chức năng da bằng cách lau người bằng khăn nhúng nước gừng nóng, giúp da dễ dàng đào thải độc tố.
3. Vận động thường xuyên với một mức độ vừa phải, đặc biệt vận động ngoài trời, giúp phổi loại bỏ chất thải và giảm lượng axit cacbonic trong cơ thể. Ngoài ra, những bài tập thở, tụng, hát hoặc nói chuyện hay bất kì bài tập duỗi cơ cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chức năng phổi.
4. Giúp gan khỏe để kiểm soát axit trong cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hay những loại thực phẩm vị chua (những loại thực phẩm này rất axit nhưng khi sau quá trình tiêu hóa lại tạo nhiều đặc tính kiềm trong cơ thể), hạn chế dầu, mỡ, bơ đậu phộng, sản phẩm từ bột và các chất ngọt, thực tập các kĩ thuật giúp giảm bớt căng thẳng.
5. Cải thiện hệ đệm máu bằng chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều chất khoáng. Xem số 7 bên dưới.
6. Điều chỉnh cảm xúc ổn định, phòng tránh tình trạng stress. Một số gợi ý: tập một số bài tập thư giãn, giảm stress, thiền, yoga, cầu nguyện, trì kinh, mát xa, ngay cả những thể hiện tình cảm nhẹ nhàng và phát triển kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều điều để khám phá trong phân mảng này. Tôi khuyến khích thử tìm hiểu cách phù hợp nhất với mình.
7. Chế độ ăn uống tạo ra ít chất thải cho cơ thể nhất cũng sẽ giúp giảm sản sinh và tích tụ axit một cách tốt nhất. Theo bảng “phân loại thức ăn axit/kiềm” và áp dụng học thuyết axit/kiềm cho thấy những thức ăn nằm ngoài cùng trong bảng là những thức ăn chứa hàm lượng axit (hoặc kiềm) rất cao, chúng sẽ trở thành gánh nặng cho việc tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Vậy nên bạn cần phải cân nhắc kĩ trước khi tiêu thụ những thực phẩm nằm ở vòng ngoài của bảng. Ngược lại, càng gần vào trong trung tâm thì các loại thực phẩm sẽ dễ tiêu hóa hơn
Tôi cũng khẳng định theo học thuyết thực dưỡng, không có bất kì loại thực phẩm nào bị cấm, tất cả đều có thể ăn được, nhưng điều quan trọng là ăn nhiều hay ít, thường xuyên hay không. Hãy thử ví dụ về muối. Muối là một chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng với một hàm lượng rất nhỏ, vậy nên muối nằm ở xa tâm vòng tròn hơn trong bảng. Trong khi đó, các loại đậu được khuyến khích ăn thường xuyên hơn. Đậu chứ khá nhiều chất béo và đạm nên được xem là loại thực phẩm giàu axit. Theo nguyên lý axit/kiềm, chúng ta cần cân nhắc về thể trạng của mỗi người khác nhau. Những người với tình trạng khỏe mạnh, thường hay vận động thể chất có thể ăn đậu thường xuyên hơn những người ít vận động. Mỗi cá nhân nên tự điều chỉnh mức độ tiêu thụ thức ăn của mình để có được kết quả phù hợp nhất.
Kết luận
Học thuyết về axit/kiềm là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thực dưỡng truyền thống và những kiến thức khoa học phương Tây. Tâm điểm của học thuyết này là những bằng chứng khoa học cho thấy sự ổn định nồng độ của máu quyết định chức năng ổn định của tế bào. Nếu nồng độ máu bị axit hóa quá nặng, vượt quá khả năng trung hòa hay đào thải của cơ thể, chức năng của các tế bào sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe phát triển của cơ thế.Là sự mở rộng của khái niệm thực dưỡng, học thuyết axit/kiềm, kết hợp với nguyên lý âm dương, ông Herman Aihara tìm ra rằng một loại thức ăn hay một hành động, ngay cả những thứ giàu kiềm hay giàu axit đều có thể là âm hay dương. Vì thế, ông đã thiết lập một vòng tròn chia 4 phần để phân biệt rõ ràng khái niệm axit/kiềm, âm/dương.
– Bài viết: “Axit/kiềm – Sự kết hợp
của khoa học và thực dưỡng” của tác giả Bob Ligon trên tạp chí
Macrobiotic Today 5/1994. Lược dịch bởi Hiển Hoàng -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét