Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Ích lợi của bã đậu nành và các món ăn từ bã đậu nành

A- ÍCH LỢI CỦA BÃ ĐẬU NÀNH

Trong bã đậu nành còn chứa nhiều chất xơ (fiber), chất đạm (protein) cùng các khoáng chất như calcium, potassium, vv.. vv....

Giầu Chất Xơ (High Fiber)

Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa đến 11 grams chất xơ, nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác.  Chất xơ chứa trong bã đậu nành không hòa tan trong nước, vì thế chất xơ trong bã đậu nành sẽ giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong thành ruột, ngăn ngừa việc ứ đọng mỡ thừa trong cơ thể, tránh bị táo bón và còn có thể giúp phòng ngừa bị ung thu ruột.   

Năng Lượng Thấp (Low Calories)

Bã đậu nành nhiều chất xơ nhưng lại tạo ra ít năng lượng nên nếu dùng thường xuyên bã đậu nành sẽ giúp cắt giảm bớt lượng calories dư thừa, sẽ hữu ích với những ai muốn làm giảm cân hay giữ dáng người.   Vì ưu điểm nầy nên bã đậu nành thường được thêm vào trong các món như: burger patties, cakes, cookies, donuts, muffins, porridge, sauces, seasonings, soups, spreads, stews, vv.. vv...

Giầu Chất Dinh Dưỡng, Sinh Tố và Khoáng Chất

Bã đậu nành còn chứa nhiều chất đạm, calcium, potassium, carbohydrate,vv.. vv..   Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa 81 milligrams calcium, 350 milligrams potassium, khoảng 14 grams carbohydrate (tinh bột), và khoảng 6 grams chất đạm thực vật.   Chất tinh bột (carbohydrate) trong bã đậu nành từ đậu nành nên sẽ cung cấp một số bacteria hữu ích rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong ruột

Bã đậu nành còn chứa một số sinh tố như Vitamin E, K, B1, B2.   Bã đậu nành còn cung cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như zinc, magnesium, iron, phosphorus, copper, và sodium

Không Chứa Cholesterol (Cholesterol Free)

Bã đậu nành không hề chứa cholesterol nên rất tốt với những ai bị bệnh cao huyết áp (high blood pressure), cao mỡ trong máu (bad cholesterol levels)

Không Chứa Gluten (Gluten Free)

Bã đậu nành không chứa gluten nên còn được dùng trong các món bánh,  món ăn dành cho người kiêng ăn các thứ có chứa gluten.    Bã đậu nành được dùng để thay thế cho wheat trong các món bánh cookies và nutritional bars. 

 
B - Các món ăn với bã đậu nành


























1.Trứng chiên với bã đậu nành.

Nguyên Liệu:
 - 1 cup bã đậu nành đã được xay mịn.
 - 4 quả trứng gà
  - hành lá (rửa sạch, cắt xéo phần trắng và phần xanh để riêng)
  -dầu ăn
gia vị:
-2 muỗng cafe nước tương tamari hoặc nước mắm ngon
-1/2 muỗng cafe bột nấm chay
-1/4 muỗng cafe muối
-một ít tiêu bột

Cách Làm:
-Trong một cái tô sạch cho bã đậu nành vào tô , cho hành lá phần xanh, và các thứ gia vị vào, trộn đều rồi tráng như tráng trứng(có thể thêm chút bột năng nếu không muốn nhiều trứng)
 Miếng trứng chiên bã đậu khi dùng thơm mùi đậu nành và nó rất là sốp, nó hao hao giống pancake nhưng miếng trứng này nhẹ và sốp hơn pancake nhiều. Có thể ăn chơi hoặc dùng với cơm cũng ngon


2.Bã Đậu Nành Cuốn Lá Lốt 

 Bã đậu trộn nấm, hành, và lá lốt không nguyên lá cắt sợi nhỏ.  Lá lốt nguyên dùng cuốn phần hỗn hợp đó đem chiên với ít dầu.  Ăn vị cũng lạ miệng ngon  hoặc chiên không cần cuốn lá cũng được.

3.Bã Đậu Nành Xào Giá
Bã đậu nành có thể xào chung với giá, đậu hũ chiên và hẹ ăn cũng ngon và bổ.
4.Bã Đậu Nành Muffin
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào hỗn hợp bột khi làm các món bánh muffin để tăng thêm chất xơ (fiber) và dinh dưỡng
5. Bã Đậu Nành Cookies
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào hỗn hợp bột khi làm các món bánh cookies
6.Bã Đậu Nành Chiên Giòn (Fried Okara)

Món Fried Okara (Bã Đậu Nành Chiên Giòn) nầy thật giản dị, chỉ gồm có: bã đậu nành (okara), khoai tây luộc (potato), ít bột năng, muối, đường. Khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn, trộn với bã đậu nành, chút muối, đường (rất ít), bột năng. Nặn thành các viên tròn vừa ý rồi chiên qua dầu, ăn nóng.

7.Bánh Bao Bã Đậu Nành
Món Bánh Bao có nhiều công thức chỉ dẫn nhưng nếu muốn thay đổi khẩu vị và cắt giảm bớt lượng gluten, chúng ta có thể dùng bã đậu nành thay thế cho một phần bột mì trong công thức.   Tùy theo ý thích và công thức, thông thường có thể dùng theo tỷ lệ khoảng 3 phần bột mì 1 phần bã đậu nành đã vắt ráo.   Trộn đều bột mì với bã đậu nành rồi làm theo chỉ dẫn trong công thức.    Vỏ bánh bao trộn thêm bã đậu nành sẽ không được trắng tinh nhưng vẫn có độ nổi xốp, ăn ngon.
Nhân bánh bao nếu dùng thịt heo bằm cũng có thể trộn thêm bã đậu nành, sẽ giúp cắt giảm bớt được lượng protein động vật trong nhân và làm tăng chất xơ (fiber) cùng một số chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe 

8.Bún Riêu & Canh Bún
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào "riêu" mặn hay chay.   
  • Nếu nấu mặn, có thể trộn bã đậu nành với ít thịt, tôm hay cua xay, riêu tôm, có thể trộn thêm ít trứng đánh quyện đều.  
  • Nếu nấu chay, thường người ta hay cho giấm vào nồi sữa đậu nành để kết tủa tạo thành riêu.   Cũng có một cách nấu chay khác, đó là hầm rau củ lấy nước ngọt, sau đó trộn đậu hũ bóp nhuyễn, trứng thành hỗn hợp sền sệt, nêm vừa ăn xong đổ vào nồi nước riêu đã nêm nếm vừa ăn.   Nếu làm theo cách thứ hai, chúng ta có thể trộn thêm bã đậu nành chung với đậu hũ và trứng.     

9.Cà Chua Nhồi
Món Cà Chua Nhồi thường là khoét các trái cà chua xong nhồi phần nhân cho lấp đầy phần vừa khoét.   Phần nhân có thể làm chay hay mặn tùy ý.   Có thể trộn thêm bà đậu nành vào nhân, nếu cần thì thêm một ít bột bắp để nhân có độ kết dính.   Đặt các quả cà chua đã nhồi đó, úp phần nhân xuống chiên áp chảo cho vàng thơm, xong cho thêm cà chua thái múi vào om chung với ít nước hầm xương hay rau củ, nêm nếm, đậy nắp, om nhỏ lửa cho cà chua và nhân chín.    Nước sauce cà chua sẽ thấm vào cà chua và nhân, ăn nóng rất ngon
10.Gà Viên Bã Đậu Nành

Thịt gà xay nhuyễn có thể vo viên chiên giòn ăn rất ngon.   Nếu muốn thay đổi hương vị, có thể kết hợp chung với bã đậu nành như sau.  Thịt gà xay nhuyễn, nêm muối, đường, tiêu, hành lá, hành tây thái hạt lựu.  Sau đó trộn thêm bã đậu nành vào.   Bóp cho nhuyễn đều thành khối dẻo.  Nếu muốn hỗn hợp có thêm độ kết dính và ngon hơn thì cho thêm một ít bột năng.   Cũng có thể trộn thêm một ít trứng đánh nhuyễn.   Vo thành từng viên nhỏ nhỏ vừa ăn.  Có thể hấp chín rồi nướng sơ hay áp chảo cho vàng thơm bên ngoài.   Cũng có thể đem chiên vàng trong dầu.   
Nếu muốn thêm hương vị mới, nấu một ít sauce tùy theo khẩu vị mỗi người, cho các viên gà đã nướng hay chiên vàng vào om nhỏ lửa cho thấm nước sauce.

  11.Mắm Bã Đậu Nành

Với vị nào thích ăn mắm có lẽ cách chế biến món Mắm Bã Đậu Nành sẽ hợp khẩu vị.  Cách làm rất đơn giản.   Phi hành phần trắng cho gần vàng, cho sả bằm thật nhuyễn vào xào chung cho vàng thơm.  Cho bã đậu nành vào xào cho săn và thơm.   Nêm tương miso, ít chao đỏ, đường và ớt cho vừa ăn.   Món mắm chay nầy có thể dùng chấm các loại rau đậu luộc hay dùng để nêm nếm một số món chay khác.
12.Ruốc Đậu Nành
Bã đậu nành rang trên bếp cho khô ráo, vàng thơm rồi cho thêm  tương Miso (đã pha chế), tiếp tục rang bã đậu nành chín và gần khô ráo, nêm nếm lại cho vừa ăn.   Món nầy có thể ăn với cơm cũng ngon hay trộn thêm rau húng quế, đậu phụng rang, hành phi xúc bánh tráng mè cũng ngon lắm đó.
13.Ruốc Đậu Nành Cuốn
Cà rốt và củ sắn rửa sạch, gọt vỏ, rửa sạch xong thái sợi. Thích ăn rau thơm gì thì dùng loại đó. Phi ít hành khô với dầu cho thơm, xào sơ với ruốc đậu nành. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau củ, rau thơm các loại và ruốc đậu nành

14.Xíu Mại Bã Đậu Nành

Cách làm cũng y như khi làm món Xíu Mại thông thường nhưng trộn thêm một ít bã đậu nành và chút bột năng.   Món ăn sẽ có thêm chất bổ dưỡng từ bã đậu nành mà cắt giảm được lượng thịt trong bữa ăn.   Nếu dùng lượng bã đậu nành vừa phải thì khi ăn sẽ không nhận ra được là có trộn lẫn bã đậu nành.

(Theo ­ Blog Tứ Diễm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét