Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Cách Làm Natto Ngon Bổ Rẻ

 Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300 trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều từ đó.

 Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II. Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.
Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.

 Cách làm

“Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng nặc rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt. Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống. Natto có chứa nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe trong đó enzym Nattokinase là một hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men Natto được xem là hoạt chất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch–một phát hiện vô cùng lý thú bởi nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật bản nổi tiếng, GS Sumi Hiroyuki vào năm 1980.
Nếu đã từng làm sữa chua thì làm natto cũng như vậy -> phải có “cái rồi  mới sinh “con”. “Cái” không phải là men vi khuẩn mà là hộp natto thành phẩm ăn liền.
Chuẩn bị phần cái, 1/3 đến 1/2 hộp là đủ. Nghiền nát với ít muối và nước sạch.
Ngâm đậu trước , cho vào nồi áp suất hấp thật nhừ (cỡ >20ph), để cho nguội
Trộn đều phần “cái” và đậu mới hấp
Bọc giấy nhôm lên, đâm thủng nhiều lỗ trên mặt.
Nếu mùa đông lạnh bạn mới cần ủ đèn , tóm lại là ủ vào chỗ nào nóng 40-50 độ. Thường để khoảng 20h là có mùi “thơm” bốc lên và nhiều tơ nhện thì cất vào tủ lạnh.
Nên cho vào từng lọ nhỏ. Để ở ngăn mát 4-5 ngày cho nhiều nhớt. Sau đó cấp đông để bảo quản. Lấy ra từng lọ nhỏ ăn từ từ .Trộn Natto với cơm, mì, nước tương…là cách tuyệt vời để thưởng thức hương vị nồng nàn  mà rất bổ dưỡng
 (Theo Bếp Thực Dưỡng)

Thực Dưỡng với Khoa Học Hiện Đại

acid alkaline thumb
ác học thuyết về thực dưỡng luôn chú trọng về tầm nhìn vĩ mô trong sức khỏe con người. Một trong số đó chính là sự cân bằng “năng lượng” trong chế độ ăn uống, lối sống hay tâm lý hằng ngày dựa trên một khái niệm phổ biến với văn hóa phương Đông: âm & dương.
Tìm hiểu sâu hơn qua các nghiên cứu y học phương Tây cho thấy sự cân bằng nội môi cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì điều kiện tương đối hằng định của ngoại tế bào cũng như cơ thể người, giúp nuôi dưỡng và ổn định sự sống của tế bào. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất của cân bằng nội môi chính là sự cân bằng axit và kiềm trong dịch cơ thế – một nguyên tắc cơ bản của học thuyết thực dưỡng theo cách tiếp cận từ phương Tây (khoa học hiện đại). Học thuyết axit/kiềm chỉ ra rằng nồng độ khoáng chất trong nội môi chính là mấu chốt quyết định tạo ra một cơ thể khỏe mạnh hay ngược lại, sự mất cân bằng axit/kiềm có thể gây ra rất nhiều vấn đề bệnh lý cho cơ thể.
Cụ thể hơn, nếu lượng axit và độc tố tích tụ trong dịch cơ thể vượt quá khả năng trung hòa và khử độc có thể khiến các tế bào cũng như các cơ quan rơi vào tình trạng suy nhược, gây ra các triệu chứng xấu và tệ hơn hết là tiềm năng gây bệnh.
Để đi vào chi tiết hơn, ta cần có hiểu biết xác thực hơn trên phương diện khoa học. Vậy thực chất định nghĩa cân bằng axit/kiềm là như thế nào?
Tỉ lệ axit/kiềm trong dịch cơ thể được ước tính dựa trên độ pH – chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro trong dung dịch. Nước (tinh khiết) trung tính với độ pH là 7.0 (thước đo từ 0-14, càng về 0 thì nồng độ axit càng mạnh và ngược lại với nồng độ kiềm). Theo nghiên cứu, dung dịch máu khỏe mạnh sẽ có độ pH khoảng 7.45 (hơi kiềm), trong khi máu với pH 6.9 (axit nặng) có thể gây hôn mê, và với nồng độ 7.9 (kiềm nặng) mang hiểm họa gây động kinh. Để tạo điều kiện tốt nhất cho một cơ thể khỏe mạnh, độ pH luôn phải giữ cân bằng ở mức độ kiềm nhẹ.

Sự sản sinh axit trong cơ thể như thế nào?

1. Các hợp chất axit được chuyển hóa tự nhiên qua quá trình trao đổi chất, là sự oxi hóa của các chất dinh dưỡng trong tế bào sản sinh ra chuỗi axit lactic, axit sunfuric, axit photphoric và các loại axit khác. Với những người vận động mạnh thường xuyên, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đồng nghĩa với việc cơ thể tạo ra nhiều axit. Do đó, mặc dù vận động là tốt nhưng nếu quá độ có thể gây ra chứng mệt mỏi, đau nhức và tích tụ axit.
Thực phẩm tạo axit mạnh
2. Các chất độc hại gây ung thư tồn tại trong môi trường ô nhiểm cũng góp phần làm gia tăng và tích tụ nồng độ axit trong máu, ví dụ như: ô nhiễm nước/không khí, ô nhiễm thực phẩm từ các hóa chất phụ gia và bảo quản trong các khâu nuôi trồng và sản xuất, ảnh hưởng phóng xạ từ các liệu pháp xạ trị, X quang, lò vi sóng, ti vi và ngay cả máy tính.
3. Một nguồn cấu thành axit khác phổ biến trong cuộc sống hiện đại chính là sự xúc động và stress. Nếu một người ở trong trạng thái stress hoặc kích động quá lâu mà không thể giải tỏa , cơ thể sẽ luôn trong trạng thái “phản ứng stress cấp tính” – hiện tượng thường hay xảy ra khi con người rơi vào tình trạng nguy hiểm. Trạng thái này khiến cơ thể phóng thích hóc-môn cortisol và adrenaline khiến một số tế bào, cơ quan hoạt động nhanh và mạnh hơn và đồng thời gây ức chế một số khác. Quá trình này không những khiến cơ thể liên tiếp sản sinh amino axit mà còn gây ức chế khả năng trung hòa và bài tiết axit trong cơ thể. Ngoài ra còn nhiều dẫn chứng khác về vấn để này, nhưng như vậy cũng đủ để thấy stress và các ức chế tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng axit/kiềm trong cơ thể nói riêng và sức khỏe nói chung.
4. Như ta được biết, hệ hô hấp chịu trách nhiệm đào thải gần 70% chất thải của cơ thể, một trong số đó là axit cacbonic, sản phẩm cấu thành từ phả ứng của cacbon dioxit trong quá trình trao đổi chất tế bào. Do đó, các vấn đề về hô hấp và đặc biệt tình trạng thở “nửa vời” cũng là một nguyên nhân gây tích tụ axit trong cơ thể.
5. Cuối cùng, chứng thận yếu cũng là một lý do rất lớn gây nên tích tụ axit. Theo khoa học phân chia, các chất vô cơ như phốt pho (P), nitơ (N) và lưu huỳnh (S) là những chất tạo axit, trong khi Natri (Na), Canxi (Ca), Ma-nhê (Mg) và Kali (K) tạo kiềm. Một trong những công dụng của thận là kiểm tra lưu lượng máu chảy qua và định lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sau đó, thận giữ lại những khoáng chất cần thiết và đào thải những khoáng chất dư thừa qua đường nước tiểu. Do đó, tình trạng suy/yếu thận – tác nhân do cách ăn uống hay lối sống không lành mạnh – khiến thận không thể hoàn thành chức năng, dẫn đến việc các chất kiềm dùng để trung hòa axit cũng sẽ bị đảo thải và làm dịch cơ thể trở rơi vào trạng thái thừa axit.


Bởi vì axit vẫn có thể tự được điều tiết trong cơ thể:
1. Có rất nhiều cách, và đầu tiên là thận. Như đã được nêu chi tiết ở trên, cơ quan thận khỏe mạnh có thể hỗ trợ rất tốt trong việc giữ lại kiềm và đào thải axit qua đường nước tiểu.
2. Da cũng được ví như quả thận thứ ba nhờ chức năng tương tự, đào thải axit qua đường mồ hôi.
3. Phổi trong quá trình hô hấp cũng đào thải cacbon dioxit và làm giảm nồng độ axit trong máu.
4. Ngay cả gan với chức năng sản sinh ra mật chứa một hàm lượng Natri lớn.
5. Ngoài ra, cơ thể còn có hệ thống dịch đóng vai trò “cân chỉnh máu” giúp cân bằng độ kiềm bằng cách rút khoáng (chủ yếu là Natri và Canxi) từ máu, xương và mô để trung hòa với các thành phần axit. Có thể thấy rẳng tình trạng thiếu hụt Natri (chất khoáng chính hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch) và Canxi (cần để nuôi dưỡng xương và rang) trong một thời gian dài sẽ là môi trường rất thích hợp dẫn đến các loại bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả AIDS) cũng như một số bệnh nghiêm trọng như loãng xương hay các bệnh về răng.
6. Như đã đề cập ở trên, sự ổn định tâm lý và kiểm soát stress đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nồng độ axit/kiềm trong dịch cơ thể. Bên cạnh đó, stress nặng còn có thể gây ức chế khả năng tự hồi phục của các cơ quan và đồng thời gây suy giảm sức khỏe.
7. Sự chọn lựa và chuẩn bị thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng axit/kiềm cho cơ thể. Chúng ta sẽ đề cập sau về vấn đề này bên dưới.

Góc nhìn vĩ mô


Hãy quan sát cơ thể chúng ta qua 2 góc nhìn: thứ nhất là lăng kính vĩ mô – một cái nhìn bao quát của dịch cơ thể, tế bào, mô, các cơ quan, tất cả luôn có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Có thể nói, chất lượng của dịch tế bào (axit/kiềm) cũng quyết định chất lương của tế bào bởi các chất dinh dưỡng và chất thải lưu thông trong tế bào đều nhờ vào chất dịch này. Cứ tiếp tục như vậy, chất lượng của tế bào quyết định chất lương của mô vì mô là sự cấu thành của hàng triệu tế bào. Và cùng lý do đó, chất lượng của mô lại quyết định chất lượng của các cơ quan. Để khép lại vòng tròn, các cơ quan có trách nhiệm sản sinh, cân bằng và đảm bảo chất lượng cho dịch cơ thể.
Vì thế, do bất kì lý do nào tác động khiến cho cơ quan suy giảm chức năng hay dịch tế bào bị axit hóa (các tác động từ chế đô ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh hay ảnh hưởng từ sự nhiễm độc cơ thể) cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu của tế bào và mô. Cứ thế theo hiệu ứng xoắn ốc của 4 nhân tố chính này, sức khỏe cơ thể sẽ ngày một suy giảm và gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngược lại, nếu có một sự thay đổi trong lối sống và đặc biệt một chế độ ăn uống hợp lý hơn giúp các cơ quan hồi phục chức năng hay khiến dịch cơ thể cân bằng (trong trạng thái kiềm nhẹ). Từ đó, theo hiệu ứng xoắn ốc, 4 nhân tố chính trong cơ thể sẽ từng bước cải thiện, hồi phục để cấu thành một cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu thực tế mà thực dưỡng theo đuổi và phát triển.

Góc nhìn vi mô


Lần nay qua lăng kính vi mô, dẫn ta vào chi tiết hơn bên trong của tế bào. Hãy tưởng tượng đến một mẫu mô ở cuối mao dẫn, bạn sẽ thấy các mạch máu nhỏ và tế bào. Bên cạnh đó là 3 loại dịch khác nhau: máu, dịch ngoại bài và nội bào.
Ban đầu, khi cơ thể dư thừa axit, nồng độ axit sẽ tăng mạnh trong máu. Với tình trạng ở giai đoạn này, các triệu chứng nhẹ như cảm lạnh, đau họng, đau nhức cơ, xương, bệnh da nhẹ hay chứng mất ngủ … bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng này sẽ được chữa bằng các phương pháp y học hiện đại cho đến lúc khỏi là xong. Tuy nhiên, các phương pháp chữa trị thường không để ý đến vấn đề tích tụ axit trong cơ thể và quá trình ấy lại vẫn tiếp tục.
Sau đó từ máu, axit sẽ lưu thông qua các chất dịch khác trong một số bộ phận cơ thể, đi vào dịch thành tế bào. Từ đó, những khu vực này sẽ tự tạo ra một số vùng chức năng lưu giữ chất độc từ axit tích tụ. Trong giai đoạn này, chất nhầy trở nên cô đặc hơn, bọc lấy các tế bào nhiễm bệnh, nhiễm trùng trở thành mãn tính, trở thành u nang hay các khối u lành tính. Tuy nhiên, những triệu chứng này vẫn có thể được chữa trị bằng các phương pháp ý học nên vẫn chưa được đánh giá là nguy hiểm nghiêm trọng.
Cho đến khi nồng độ axit lên đến cực điểm, lọt thẳng vào bên trong tế bào. Khi dịch nội tế bào bị axit hóa, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNA và một số hiện tượng sẽ xảy ra. Đầu tiên, DNA có thể bị phá hủy và dẫn đến cái chết của tế bào. Những tế bào chết này mất đi chức năng của nó và tiếp tục gia tăng nồng độ axit vào khu vực dịch tế bào xung quanh. Hoặc cũng có thể axit trong nội dịch tế bào tiêu sẽ tiêu hủy một số chức năng của DNA và khiến chúng đột biến. Thiếu sự liên kết với DNA, tế bào mất thông tin về chức năng của nó trong việc duy trì và bảo vệ sự sống của cơ thể. Chúng dần trở về trạng thái nguyên thủy của tế bào với một mục đích duy nhất, nhân đôi và sinh sôi nảy nở liên tục (thay vì DNA lập trình một số tế bào phải chết đi hoặc sản sinh có kiểm soát để bảo toàn sự sống cơ thể) mà ngắn gọn hơn có thể gọi là tế bào ung thư.
Trên lý thuyết, nếu việc sản sinh axit có thể được hạn chế và nguồn dinh dưỡng được kiểm soát để tránh phát triển ung thư (chủ yếu là từ sự dư thừa đường và đạm), qúa trình tích tụ axit trên và tác hại của nó có thể dần bị triệt tiêu, tiến gần hơn đến điểm chữa lành cả những tế bào ung thư. Mặc dù mới chỉ là một lý thuyết chưa được xác minh bằng khoa học, nhưng học thuyết axit/kiềm được xem như là một giả thuyết rất khả thi khi trện thực tế, việc thực hành ăn uống và thay đổi lối sống theo thực dưỡng đã và đang rất hiệu quả trong việc đối đầu với bệnh tật nói chung và căn bệnh ung thư nói riêng.
Tế bào thường vs tế bào ung thư

Vậy chúng ta phải làm gì?

Nhìn sơ lược lại phần “Không phải xoắn” đã cho ta một số ý niệm cơ bản về tác dụng của các cơ quan, hệ thống trong quá trình trung hòa axit. Vì vậy, hỗ trợ và củng cố chức năng của những bộ phận đó sẽ phần nào giúp ta kiểm soát được nồng độ axit trong cơ thể.

1. Làm mạnh quả thận. Những phương pháp trong thực dưỡng rất hiệu quả trong việc bảo toàn và củng cố sức khỏe chức năng của thận: áp nước gừng quanh vùng thận, tắm nước muối (với nồng độ muối khoảng 1% hoặc hơn – 900gr cho một bồn đầy nước ấm), xông hơi, uống ít chất lỏng và đi chân trần trong sáng tinh mơ là một số cách nên thử.
2. Kích thích chức năng da bằng cách lau người bằng khăn nhúng nước gừng nóng, giúp da dễ dàng đào thải độc tố.
3. Vận động thường xuyên với một mức độ vừa phải, đặc biệt vận động ngoài trời, giúp phổi loại bỏ chất thải và giảm lượng axit cacbonic trong cơ thể. Ngoài ra, những bài tập thở, tụng, hát hoặc nói chuyện hay bất kì bài tập duỗi cơ cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chức năng phổi.
4. Giúp gan khỏe để kiểm soát axit trong cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hay những loại thực phẩm vị chua (những loại thực phẩm này rất axit nhưng khi sau quá trình tiêu hóa lại tạo nhiều đặc tính kiềm trong cơ thể), hạn chế dầu, mỡ, bơ đậu phộng, sản phẩm từ bột và các chất ngọt, thực tập các kĩ thuật giúp giảm bớt căng thẳng.
5. Cải thiện hệ đệm máu bằng chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều chất khoáng. Xem số 7 bên dưới.
6. Điều chỉnh cảm xúc ổn định, phòng tránh tình trạng stress. Một số gợi ý: tập một số bài tập thư giãn, giảm stress, thiền, yoga, cầu nguyện, trì kinh, mát xa, ngay cả những thể hiện tình cảm nhẹ nhàng và phát triển kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều điều để khám phá trong phân mảng này. Tôi khuyến khích thử tìm hiểu cách phù hợp nhất với mình.
7. Chế độ ăn uống tạo ra ít chất thải cho cơ thể nhất cũng sẽ giúp giảm sản sinh và tích tụ axit một cách tốt nhất. Theo bảng “phân loại thức ăn axit/kiềm” và áp dụng học thuyết axit/kiềm cho thấy những thức ăn nằm ngoài cùng trong bảng là những thức ăn chứa hàm lượng axit (hoặc kiềm) rất cao, chúng sẽ trở thành gánh nặng cho việc tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Vậy nên bạn cần phải cân nhắc kĩ trước khi tiêu thụ những thực phẩm nằm ở vòng ngoài của bảng. Ngược lại, càng gần vào trong trung tâm thì các loại thực phẩm sẽ dễ tiêu hóa hơn
Tôi cũng khẳng định theo học thuyết thực dưỡng, không có bất kì loại thực phẩm nào bị cấm, tất cả đều có thể ăn được, nhưng điều quan trọng là ăn nhiều hay ít, thường xuyên hay không. Hãy thử ví dụ về muối. Muối là một chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng với một hàm lượng rất nhỏ, vậy nên muối nằm ở xa tâm vòng tròn hơn trong bảng. Trong khi đó, các loại đậu được khuyến khích ăn thường xuyên hơn. Đậu chứ khá nhiều chất béo và đạm nên được xem là loại thực phẩm giàu axit. Theo nguyên lý axit/kiềm, chúng ta cần cân nhắc về thể trạng của mỗi người khác nhau. Những người với tình trạng khỏe mạnh, thường hay vận động thể chất có thể ăn đậu thường xuyên hơn những người ít vận động. Mỗi cá nhân nên tự điều chỉnh mức độ tiêu thụ thức ăn của mình để có được kết quả phù hợp nhất.

Kết luận

Học thuyết về axit/kiềm là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thực dưỡng truyền thống và những kiến thức khoa học phương Tây. Tâm điểm của học thuyết này là những bằng chứng khoa học cho thấy sự ổn định nồng độ của máu quyết định chức năng ổn định của tế bào. Nếu nồng độ máu bị axit hóa quá nặng, vượt quá khả năng trung hòa hay đào thải của cơ thể, chức năng của các tế bào sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe phát triển của cơ thế.
Là sự mở rộng của khái niệm thực dưỡng, học thuyết axit/kiềm, kết hợp với nguyên lý âm dương, ông Herman Aihara tìm ra rằng một loại thức ăn hay một hành động, ngay cả những thứ giàu kiềm hay giàu axit đều có thể là âm hay dương. Vì thế, ông đã thiết lập một vòng tròn chia 4 phần để phân biệt rõ ràng khái niệm axit/kiềm, âm/dương.

 – Bài viết: “Axit/kiềm – Sự kết hợp của khoa học và thực dưỡng” của tác giả Bob Ligon trên tạp chí Macrobiotic Today 5/1994. Lược dịch bởi Hiển Hoàng -


Thực Dưỡng Cho Hôm Nay

“Gạo lứt chỉ là phương tiện, cho nên nếu bạn biết thực dưỡng thì không cần gạo lứt (nghĩa là bạn ăn gạo trắng), bạn vẫn có thể mạnh khõe, giãi trừ bệnh tật, sống vui, vô bệnh ! Tuy cái cần yếu là bạn biết cái gì nên ăn NHƯNG quan trọng hơn là bạn biết cái gì không nên ăn tùy theo tình trạng của cơ thể bạn lúc đó !”
Gạo Lứt Muối Mè số 7 không phải là Thực Dưỡng mà GLMM số 7 là một phần của Thực Dưỡng. Hầu hết người Thực Dưỡng đều biết lợi ích và khả năng kỳ diệu của GLMM số 7, nhưng nó là khắc tinh của : người bệnh nặng trầm kha, người lệ thuộc quá nhiều và quá lâu vào thuốc Tây làm bằng hóa chất, người mà khả năng tiêu hóa và biến dưỡng tồi tệ……
Vì vậy người Thực Dưỡng vẫn có thể ăn gạo trắng (khi không có gạo lứt) mà có sức khỏe tốt vì họ biết họ cần thêm những gì, trong khi người phi Thực Dưỡng thì không biết nên họ mới dể mắc bệnh và bệnh dai dẳng !

Thực Dưỡng không phải là ăn chay, mà cũng chả phải ăn mặn mà là như tôi đã phân tích: 

1) Đạm động vật hoặc nếu ăn chay thì thay vì ăn cá tép con thì ăn trứng, sửa…..liều lượng từ 1% (cho người ít hoạt động) đến 10% (cho người khõe mạnh và hoạt động nhiều về thể chất) trong tổng số thực phẩm.
Bệnh ung thư bỏ qua mục 1 nhé :)
2) Tinh bột : Dùng gạo lứt và ngũ cốc lứt với liều lượng 50% – 60% trong tổng số thực phẩm.
3) Chất béo : Dùng các loại hạt như mè, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó (walnut), dầu mè, dầu cám gạo, dầu ô liu…..
Ngoài ra cần các thức ăn thực dưỡng : tamari, miso, natto, tekka, sắn dây, mơ muối, dentie, dưa muối cám, canh dưỡng sinh…..cùng với 25% – 30% các loại rau củ nấu chín.
Có thể dùng thêm trợ phương Age Reviver (Phục Hồi Sinh Lực), Alive Probiotic (viên nang 25 tỷ vi khuẩn hữu ích) nếu cảm thấy cần.
Nếu vì lý do gì mà bạn không có cơm lứt mà ăn cơm trắng thì ít nhất 1 chén cơm phải có 1 chén rau củ nấu chín.
Dĩ nhiên là nên đọc các loại sách thực dưỡng (hiện đại)…..và tự mình rút ra cách đúng nhất cho chính bản thân, sau đó là truyền đạt cho người khác !

Chỉ dẫn nấu ăn thực dưỡng cho khí hậu nhiệt đới
Ăn Thực Dưỡng hiện đại là an toàn, chửa bệnh mau lành, có kết quả tốt hơn GLMM số 7 vì :
1) Cơ thể tự giải trừ chất độc (tống độc) theo khả năng lục phủ, ngũ tạng của bệnh nhân và loại dần ra khỏi cơ thể.
Trong khi GLMM số 7, tống độc nhanh hơn khả năng của cơ thể nên gây phản ứng, và chính những phản ứng này làm cho cơ thể chịu không nổi gây ngộ độc, làm cản trở tiến trình lành bệnh, làm bệnh tái đi tái lại, có khi những phản ứng này gây chết người.
Nếu tình trạng của bệnh nhân quá tệ hại, theo GLMM số 7 là cầm chắc 100% cái chết trrong tay; trong khi theo Thực Dưỡng hiện đại có rất nhiều người được chửa lành (theo kinh nghiệm và thống kê của Thực Dưỡng thế giới).
2) Cơ thể người bệnh nặng, bệnh trầm kha……hoàn toàn mất khả năng biến dưỡng từ GLMM số 7, nên rất nguy hiểm, gây xáo trộn nặng nề cho họ và dĩ nhiên là lợi bất cập hại.
Tôi xin lập lại GLMM số 7 là khắc tinh của : bệnh trầm kha, bệnh lệ thuộc quá nhiều và qua lâu vào các loại thuốc Tây Y làm bằng hóa chất như : bệnh tiểu đường nặng, bệnh suy tim nặng, bệnh cao áp huyết nặng…..
Ngoại trừ những người mang bệnh nặng và đang chửa trị bằng Thực Dưỡng thì tuỳ theo bệnh trạng mà phải kiêng cử một số thức ăn nào đó.
Ngoài ra các bạn không cần phải kiêng cử quá mức; tiên sinh Ohsawa từng viết trong nhiều sách của Ngài : nếu bạn hiểu biết và tuân thủ Thực Dưỡng thì bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn hay sao ?
Cá nhân tôi thì tuỳ theo từng lúc : thích ăn giá (cả chín lẫn sống), nấm……thỉnh thoảng lại ăn cà, măng……laị ăn kem, bánh ngọt, sửa, đường (các siêu thị tạp hóa ở Úc có bán loại đường cát đen gọi là “dark brown sugar” rất ngon), cà phê, kem lạnh….. là những thứ rất âm mà hầu hết người Thực Dưỡng đều tìm cách tránh xa…..NHƯNG thưa các bạn, cơ thể chúng ta cần cả âm lẫn dương ! và quan trọng nhất là lượng mà bạn ăn vào ! Vì lượng hóa phẩm mà ! Nếu bạn ăn các loại rất âm với lượng nhỏ thì nó chẳng những không hại mà có khi có lợi nữa !

Tôi lấy ví dụ : con khỉ mà không ăn chuối thì chúng không khoẻ vì trong thiên nhiên chúng leo trèo quá mức; cho nên tự nhiên chúng rất thèm chuối và luôn tìm chuối để ăn cho không mằc bệnh ! (Còn tôi khi ăn chuối thì hấp chín trước khi ăn và trước đó tôi ăn nhiều rau, vì tôi hoạt động ít hơn con khỉ nhiều lần).
Cho nên nếu bạn là người hoạt động thể chất nhiều thì nên dùng thêm chút ít thức ăn âm cho nó quân bình ! Cái chính là sau khi bạn ăn, bạn phải để ý xem cơ thể bạn khõe hay yếu hơn ? Có gây trở ngại hay bệnh cũ tái phát không ?
Còn cách chế biến nữa ! Nếu là cà tím thì nên nướng cho cháy võ, cho chín bên trong và dầm với nước mắm hay ăn với mắm kho thì bạn đã dương hóa trái cà rồi ! Cái rất âm của quả cà tím không còn nữa !
Nếu bạn đang ăn theo số 7 thì coi chừng : bạn ăn bất cứ thứ gì khác bạn cũng sẽ bị phản ứng ngay tức thì !
Còn nếu bạn không ăn theo số 7 thì các loaị rau rất cần và thân thiết với bạn và bạn nên ăn thường xuyên mới đúng chứ ! Ít nhất rau cũng phải chiếm 1/2 so với ngũ cốc !
Là người Thực Dưỡng bạn cần có dồi dào sức khõe và có thể ăn bất cứ thứ gì tùy thích !
Lương Trùng Hưng

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Ích lợi của bã đậu nành và các món ăn từ bã đậu nành

A- ÍCH LỢI CỦA BÃ ĐẬU NÀNH

Trong bã đậu nành còn chứa nhiều chất xơ (fiber), chất đạm (protein) cùng các khoáng chất như calcium, potassium, vv.. vv....

Giầu Chất Xơ (High Fiber)

Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa đến 11 grams chất xơ, nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác.  Chất xơ chứa trong bã đậu nành không hòa tan trong nước, vì thế chất xơ trong bã đậu nành sẽ giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong thành ruột, ngăn ngừa việc ứ đọng mỡ thừa trong cơ thể, tránh bị táo bón và còn có thể giúp phòng ngừa bị ung thu ruột.   

Năng Lượng Thấp (Low Calories)

Bã đậu nành nhiều chất xơ nhưng lại tạo ra ít năng lượng nên nếu dùng thường xuyên bã đậu nành sẽ giúp cắt giảm bớt lượng calories dư thừa, sẽ hữu ích với những ai muốn làm giảm cân hay giữ dáng người.   Vì ưu điểm nầy nên bã đậu nành thường được thêm vào trong các món như: burger patties, cakes, cookies, donuts, muffins, porridge, sauces, seasonings, soups, spreads, stews, vv.. vv...

Giầu Chất Dinh Dưỡng, Sinh Tố và Khoáng Chất

Bã đậu nành còn chứa nhiều chất đạm, calcium, potassium, carbohydrate,vv.. vv..   Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa 81 milligrams calcium, 350 milligrams potassium, khoảng 14 grams carbohydrate (tinh bột), và khoảng 6 grams chất đạm thực vật.   Chất tinh bột (carbohydrate) trong bã đậu nành từ đậu nành nên sẽ cung cấp một số bacteria hữu ích rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong ruột

Bã đậu nành còn chứa một số sinh tố như Vitamin E, K, B1, B2.   Bã đậu nành còn cung cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như zinc, magnesium, iron, phosphorus, copper, và sodium

Không Chứa Cholesterol (Cholesterol Free)

Bã đậu nành không hề chứa cholesterol nên rất tốt với những ai bị bệnh cao huyết áp (high blood pressure), cao mỡ trong máu (bad cholesterol levels)

Không Chứa Gluten (Gluten Free)

Bã đậu nành không chứa gluten nên còn được dùng trong các món bánh,  món ăn dành cho người kiêng ăn các thứ có chứa gluten.    Bã đậu nành được dùng để thay thế cho wheat trong các món bánh cookies và nutritional bars. 

 
B - Các món ăn với bã đậu nành


























1.Trứng chiên với bã đậu nành.

Nguyên Liệu:
 - 1 cup bã đậu nành đã được xay mịn.
 - 4 quả trứng gà
  - hành lá (rửa sạch, cắt xéo phần trắng và phần xanh để riêng)
  -dầu ăn
gia vị:
-2 muỗng cafe nước tương tamari hoặc nước mắm ngon
-1/2 muỗng cafe bột nấm chay
-1/4 muỗng cafe muối
-một ít tiêu bột

Cách Làm:
-Trong một cái tô sạch cho bã đậu nành vào tô , cho hành lá phần xanh, và các thứ gia vị vào, trộn đều rồi tráng như tráng trứng(có thể thêm chút bột năng nếu không muốn nhiều trứng)
 Miếng trứng chiên bã đậu khi dùng thơm mùi đậu nành và nó rất là sốp, nó hao hao giống pancake nhưng miếng trứng này nhẹ và sốp hơn pancake nhiều. Có thể ăn chơi hoặc dùng với cơm cũng ngon


2.Bã Đậu Nành Cuốn Lá Lốt 

 Bã đậu trộn nấm, hành, và lá lốt không nguyên lá cắt sợi nhỏ.  Lá lốt nguyên dùng cuốn phần hỗn hợp đó đem chiên với ít dầu.  Ăn vị cũng lạ miệng ngon  hoặc chiên không cần cuốn lá cũng được.

3.Bã Đậu Nành Xào Giá
Bã đậu nành có thể xào chung với giá, đậu hũ chiên và hẹ ăn cũng ngon và bổ.
4.Bã Đậu Nành Muffin
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào hỗn hợp bột khi làm các món bánh muffin để tăng thêm chất xơ (fiber) và dinh dưỡng
5. Bã Đậu Nành Cookies
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào hỗn hợp bột khi làm các món bánh cookies
6.Bã Đậu Nành Chiên Giòn (Fried Okara)

Món Fried Okara (Bã Đậu Nành Chiên Giòn) nầy thật giản dị, chỉ gồm có: bã đậu nành (okara), khoai tây luộc (potato), ít bột năng, muối, đường. Khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn, trộn với bã đậu nành, chút muối, đường (rất ít), bột năng. Nặn thành các viên tròn vừa ý rồi chiên qua dầu, ăn nóng.

7.Bánh Bao Bã Đậu Nành
Món Bánh Bao có nhiều công thức chỉ dẫn nhưng nếu muốn thay đổi khẩu vị và cắt giảm bớt lượng gluten, chúng ta có thể dùng bã đậu nành thay thế cho một phần bột mì trong công thức.   Tùy theo ý thích và công thức, thông thường có thể dùng theo tỷ lệ khoảng 3 phần bột mì 1 phần bã đậu nành đã vắt ráo.   Trộn đều bột mì với bã đậu nành rồi làm theo chỉ dẫn trong công thức.    Vỏ bánh bao trộn thêm bã đậu nành sẽ không được trắng tinh nhưng vẫn có độ nổi xốp, ăn ngon.
Nhân bánh bao nếu dùng thịt heo bằm cũng có thể trộn thêm bã đậu nành, sẽ giúp cắt giảm bớt được lượng protein động vật trong nhân và làm tăng chất xơ (fiber) cùng một số chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe 

8.Bún Riêu & Canh Bún
Có thể trộn thêm bã đậu nành vào "riêu" mặn hay chay.   
  • Nếu nấu mặn, có thể trộn bã đậu nành với ít thịt, tôm hay cua xay, riêu tôm, có thể trộn thêm ít trứng đánh quyện đều.  
  • Nếu nấu chay, thường người ta hay cho giấm vào nồi sữa đậu nành để kết tủa tạo thành riêu.   Cũng có một cách nấu chay khác, đó là hầm rau củ lấy nước ngọt, sau đó trộn đậu hũ bóp nhuyễn, trứng thành hỗn hợp sền sệt, nêm vừa ăn xong đổ vào nồi nước riêu đã nêm nếm vừa ăn.   Nếu làm theo cách thứ hai, chúng ta có thể trộn thêm bã đậu nành chung với đậu hũ và trứng.     

9.Cà Chua Nhồi
Món Cà Chua Nhồi thường là khoét các trái cà chua xong nhồi phần nhân cho lấp đầy phần vừa khoét.   Phần nhân có thể làm chay hay mặn tùy ý.   Có thể trộn thêm bà đậu nành vào nhân, nếu cần thì thêm một ít bột bắp để nhân có độ kết dính.   Đặt các quả cà chua đã nhồi đó, úp phần nhân xuống chiên áp chảo cho vàng thơm, xong cho thêm cà chua thái múi vào om chung với ít nước hầm xương hay rau củ, nêm nếm, đậy nắp, om nhỏ lửa cho cà chua và nhân chín.    Nước sauce cà chua sẽ thấm vào cà chua và nhân, ăn nóng rất ngon
10.Gà Viên Bã Đậu Nành

Thịt gà xay nhuyễn có thể vo viên chiên giòn ăn rất ngon.   Nếu muốn thay đổi hương vị, có thể kết hợp chung với bã đậu nành như sau.  Thịt gà xay nhuyễn, nêm muối, đường, tiêu, hành lá, hành tây thái hạt lựu.  Sau đó trộn thêm bã đậu nành vào.   Bóp cho nhuyễn đều thành khối dẻo.  Nếu muốn hỗn hợp có thêm độ kết dính và ngon hơn thì cho thêm một ít bột năng.   Cũng có thể trộn thêm một ít trứng đánh nhuyễn.   Vo thành từng viên nhỏ nhỏ vừa ăn.  Có thể hấp chín rồi nướng sơ hay áp chảo cho vàng thơm bên ngoài.   Cũng có thể đem chiên vàng trong dầu.   
Nếu muốn thêm hương vị mới, nấu một ít sauce tùy theo khẩu vị mỗi người, cho các viên gà đã nướng hay chiên vàng vào om nhỏ lửa cho thấm nước sauce.

  11.Mắm Bã Đậu Nành

Với vị nào thích ăn mắm có lẽ cách chế biến món Mắm Bã Đậu Nành sẽ hợp khẩu vị.  Cách làm rất đơn giản.   Phi hành phần trắng cho gần vàng, cho sả bằm thật nhuyễn vào xào chung cho vàng thơm.  Cho bã đậu nành vào xào cho săn và thơm.   Nêm tương miso, ít chao đỏ, đường và ớt cho vừa ăn.   Món mắm chay nầy có thể dùng chấm các loại rau đậu luộc hay dùng để nêm nếm một số món chay khác.
12.Ruốc Đậu Nành
Bã đậu nành rang trên bếp cho khô ráo, vàng thơm rồi cho thêm  tương Miso (đã pha chế), tiếp tục rang bã đậu nành chín và gần khô ráo, nêm nếm lại cho vừa ăn.   Món nầy có thể ăn với cơm cũng ngon hay trộn thêm rau húng quế, đậu phụng rang, hành phi xúc bánh tráng mè cũng ngon lắm đó.
13.Ruốc Đậu Nành Cuốn
Cà rốt và củ sắn rửa sạch, gọt vỏ, rửa sạch xong thái sợi. Thích ăn rau thơm gì thì dùng loại đó. Phi ít hành khô với dầu cho thơm, xào sơ với ruốc đậu nành. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau củ, rau thơm các loại và ruốc đậu nành

14.Xíu Mại Bã Đậu Nành

Cách làm cũng y như khi làm món Xíu Mại thông thường nhưng trộn thêm một ít bã đậu nành và chút bột năng.   Món ăn sẽ có thêm chất bổ dưỡng từ bã đậu nành mà cắt giảm được lượng thịt trong bữa ăn.   Nếu dùng lượng bã đậu nành vừa phải thì khi ăn sẽ không nhận ra được là có trộn lẫn bã đậu nành.

(Theo ­ Blog Tứ Diễm)

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Bí đỏ kho đậu – Món chay bổ thận
Bí đỏ kho đậu - Món chay bổ thận
Món bí đỏ này được nấu hơi công phu một chút. Đây được coi là “Thuốc tăng lực” dành cho hai quả thận của chúng ta. Nhưng nghe đồn nó còn bổ cái khác nữa cơ! Ví dụ tóc đen, mắt sáng, não minh mẫn :D
ĐỒ CHƠI của món BÍ KHO này bao gồm:
– Bí già
– Đậu đen
– Đậu đỏ
– Gấc
– Phổ tai Hàn Quốc
– Tamari
– Muối biển hầm
CÁCH CHƠI: Siêu dễ
– Bí xắt khúc lớn, ướp cùng thịt gấc và muối biển để 15 phút cho thấm
– Đậu đen, đậu đỏ ngâm vài giờ rồi nấu qua nước lần đầu để đổ nước chát. Sau đó xóc muối ướp 15 phút
– Đổ đậu vào nồi cùng phổ tai, rồi cho nước xâm xấp mặt đậu, nước vừa sôi thì vặn nhỏ lửa. Khi nước cạn bớt thì thêm nước lạnh cho vừa xâm xấp.
– Làm như vậy khoảng 5 lần.
– Sau đó xếp bí đỏ lên, thêm tamari, nước vừa xấp mặt bí, rồi đậy nắp vung, kho với lửa liu riu.

 Chả viên chay

Chả viên chay
Chả viên chay
– Khoai tây + bí ngô hoặc Khoai tây + cà rốt, với tỷ lệ 4khoai/1 bí: gọt vỏ, hấp, nghiền và trộn một thìa nhỏ dầu thực vật
– Hành tây trắng băm vụn
– Nấm bất kỳ, luộc sơ, băm vụn
– Rau thơm tùy thích: mùi ta, thì là, ngải dấm, húng quế, cần tây…
– Gia vị: muối, đường nâu, tiêu sọ
– Hạnh nhân, óc chó hay hồ đào nghiền thật nhỏ [nếu thích]
– Tùy thích trộn bột pho mát.
– Tất cả thành phần trộn đều, viên thành viên cỡ bóng bàn. Rán lắc chảo, ít dầu cho sém đều. Có thể nướng 240 trong 15’. Rắc hành mùi thái nhỏ. Ăn nóng với rau trộn dầu dấm hoặc Mayonnaise.
Món này rất hợp với vang trắng.