Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

TƯƠNG TỎI LÂU NĂM
 
Thành phần: Tỏi tươi & tương Tamari lâu năm (ngâm ủ 3 năm trở lên).
Công dụng: Giảm cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, khó tiêu, sơ vữa động mạch, tim, lao, tê bại, lưu thông máu huyết, làm tan máu cục, tăng sức đề kháng, tăng thể lực và an thần, chống ung thư,….
Cách dùng: được dùng như món gia vị, có thể làn nước chấm, uống với trà bancha nóng (lúc cần thiết) hoặc ướp nêm nếm, chiên xào thức ăn,…
Chú ý: Muốn biết Tương tỏi chất lượng, Bạn chỉ cần nhìn tép tỏi đã chuyển qua màu đen là đạt chất lượng tốt.

Bột Sắn Dây

Loại tinh bột này lợi ích cho các bệnh: đường ruột, thương hàn, chậm tiêu, kiết tả, lao nhiệt, mất ngủ, giải độc, say rượu, …
Trẻ em, người lớn đều dùng tốt.
Nếu giải nhiệt cho cơ thể, lúc trời nóng bức – nhất là vận động ngoài trời nóng hoặc các vận động viên thể thao: Quậy bột với nước sôi để nguội, đem lại sức khỏe dẻo dai.
Sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ.
Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu.
Ảnh hưởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chương trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Bột sắn dây là loại thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu. .
Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g bột sắn dây có 14g nước, 0,7g protit, 84,3g gluxit, 0,8g xenlucoza, 18mg canxi, 20mg photpho, 1,5mg sắt… Vì vậy, mùa hè sau những giờ lao động mệt nhọc hoặc đi ngoài nắng về, được uống một cốc nước bột sắn ta thấy mát, dễ chịu, người đỡ mệt hẳn.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, sắn dây còn là một vị thuốc giải nhiệt, giải khát tốt vẫn được Đông y dùng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao, khát nước… từ lâu đời.
 Công dụng của nước Mơ muối lâu năm.

Công dụng: Trị đầy bụng, ăn không tiêu, mệt mỏi, chán ăn, giải ngộ độc thức ăn, trị rối loạn dịch vị dạ dày, trung hòa các yếu tố âm trong người, giúp gan loại sạch các hóa chất nhân tạo ra ngoài cơ thể, chống lão hóa cơ thể, tăng sức sống,…
Cách dùng: cho vào nấu với cơm lứt, pha với trà bancha,….và những thức ăn cần thêm gia vị chua.
Nếu bạn thấy khó chịu trong người, hay ngậm một quả mơ muối lâu năm, bạn sẽ thấy ngay tác dụng kỳ diệu của nó.
Nhất là những lúc đi tầu đi xe mà nôn nao có quả mơ muối lâu năm mà ngậm càng thấy sự kỳ diệu của thứ quả kỳ lạ này…
Thành phần: Trái Mơ tự nhiên, muối hầm thiên nhiên không thuốc hóa học.
Công dụng:
Mơ muối lâu năm được mệnh danh là VUA của các thức ăn tạo kiềm trong máu. Đặc trị các bệnh :
+ Về ruột và tiêu hoá, những chứng bệnh đầy bụng, ăn không tiêu.
+ Các chứng bệnh mệt mỏi trong người, chán ăn, chữa ho, trừ đờm, hen xuyễn, khó thở, say xe.
+ Giải ngộ độc thức ăn, trị đau thắt tim, rối loạn vị dạ dày (quá nhiều hoặc quá ít), trung hoà các yếu tố âm trong người. Giúp gan loại sạch hoá chất nhân tạo ra ngoài cơ thể.
+ Chống lão hoá giúp cơ thể trẻ lại và tăng sức sống.
               _ Có thể ngậm trực tiếp trong miệng hoặc chế biến khác như dầm nát pha nước uống hoặc bỏ vào nấu xúp, nấu canh….
Tìm đọc ” Y học thường thức trong gia đình” để biết thêm chi tiết.
_ Phương thức thanh toán tiền: Giao hàng và giao tiền cùng lúc
 

CHANH MUỐI

Thành phần: Chanh ngâm muối 3 năm
Công dụng: Lợi ích cho bệnh viêm họng, ho đàm, bệnh đường ruột, ăn không tiêu.
Cách dùng: Pha làm nước uống hoặc ngậm.
Liều dùng: Mỗi ngày từ 3gr-5gr
Nước chanh tươi có tính acid, nhưng khi vào cơ thể lại tạo phản ứng kiềm cao trong quá trình tiêu hóa. Vì vậy, nước chanh được các đạo sĩ Yoga dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Hơn nữa, chanh lại được ngâm vào trong muối lâu năm (3 năm) nên lại càng hỗ trợ hơn trong việc trị các bệnh viêm họng, bệnh đường ruột,…giúp đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, sát trùng,…
Trẻ em, người già khi bị viêm họng, ăn không tiêu,….lấy 1/3 trái chanh muối dằm với nước âm nóng (hoặc ngậm) cho uống sẽ chữa được những căn bệnh này.

 HẠT KÊ và Công dụng của hạt Kê 

 Một chén chè kê vào những ngày mùa hè có thể giúp bạn giải nhiệt. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Dinh dưỡng Ấn Độ cho thấy, hạt kê còn có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, tiêu chảy và tiểu đường.Riêng những ai hay bị đau bao tử, mắc chứng khó tiêu dùng hạt kê trong chế độ ăn hằng ngày cũng sẽ có lợi. Kê còn giúp làm sạch miệng, chống hôi miệng do có công dụng làm chậm quá trình sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn trong miệng. Hạt kê do giàu axit amin và silic nên giúp các thai phụ ngừa sẩy thai và tình trạng nôn ọe mỗi sáng. Kê còn có tác dụng chống các loại nấm trên cơ thể.
Bộ phận dùng: Hạt và mầm hạt (Cốc nha hay Túc nha) - Semen Setariae et Fructus Setariae Germinatus.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều để lấy hạt làm lương thực và làm thức ăn gia súc. Cây mọc nhanh, có thể mọc trên các loại đất cát vùng đồng bằng và cả ở trên các vùng núi.
Thành phần hoá học: Sau khi sấy vỏ, hạt chứa 73% hydrat carbon, 10,8% protein và 2,9% lipid. Các acid amin từ protein được giải phóng do sự lên men thấp hơn ở sữa và Lúa mì.
Tính vị, tác dụng: Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Ở Ấn độ, được xem như lợi tiểu và thu liễm. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; còn cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.
Công dụng: Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Ở Ấn độ, người ta dùng ngoài trị thấp khớp và là vị thuốc gia dụng làm dịu các cơn đau do sinh đẻ.
Ở Trung quốc, hạt dùng nấu cháo cho người đau dạ dày và bột các hạt đã rang, pha với nước mật dùng cho trẻ em bị bệnh nhọt. Cốc nha dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy miệng hôi, tỳ vị hư yếu; kém ăn; cốc nha sao dùng trị kém ăn; cốc nha tiêu dùng trị tích trệ không tiêu. Liều dùng 9-15g.
Đơn thuốc:
1. Chữa âm hư háo khát, mỏi mệt bải hoải sau những buổi thức đêm mất ngủ hay lao động, phòng dục quá độ, trong người hấp nóng, ho, mồ hôi trộm, khó ngủ: dùng hạt Kê nấu chè đường ăn thì mát khoẻ, lại sức.
Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 – 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế hạt kê có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

HẠT SEN và Công dụng 

Không chỉ là món ăn ngon, bổ, hạt sen còn là vị thuốc quý trong đông y. Xin giới thiệu tám bài thuốc đơn giản từ hạt sen.Theo tài liệu cổ thì hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, an thần, ỉa chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.

Liều dùng 6-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
1 – Chữa mất ngủ:
Hằng ngày nấu chè hạt sen ăn vào buổi chiều hoặc tối, có hạt sen tươi càng tốt.
2 – Trẻ em ỉa chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn: 

Hạt sen sấy khô, gạo tẻ rang vàng, hai thứ liều lượng bằng nhau (khoảng 150-200g) tán bột, mỗi ngày cho ăn 6-8g vào lúc đói.
3 – Phụ nữ hay bị sảy thai:
Hạt sen 1kg bỏ vỏ ngoài và tim, củ mài (tươi thì 5kg, khô thì 2kg) hai thứ cùng sao vàng, tán mịn, viên với hồ nếp bằng hạt nhãn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 10 viên vào lúc đói.
4 – Trẻ con nóng khát:
Hạt sen 20g, bèo cái 2 cây, gừng tươi 2 lát, đổ một tô nước đun kỹ, cho uống thay nước chè.
5 – Chữa di tinh, đái đục:
Hạt sen 100g (bỏ vỏ, bỏ tim) sao vàng, bạch linh 20g (mua ở hiệu thuốc đông y) hai thứ cùng tán bột, uống với nước lọc vào lúc gần đi ngủ, mỗi lần 1 thìa cà-phê.
6 – Chữa lòi dom:
Hạt sen 50g tẩm rượu để khô, sao vàng, nấu chung với núm đuôi lợn (đoạn ruột sát đuôi, lấy 15- 20cm) thật kỹ, thêm tý muối, ăn vào buổi sáng, cứ vài ba ngày ăn 1 lần, sau 5 lần sẽ kiến hiệu.
7 – Chữa thiếu máu, ít ngủ, kém ăn:
Hạt sen hầm với thịt ba chỉ, ăn hằng tuần liền.
8 – Bồi dưỡng cho phụ nữ mới sinh hoặc mới điều hòa kinh nguyệt:
Chọn gà nhỏ, cỡ 400-500g/con, mổ bỏ ruột, cho hạt sen và ý dĩ (bo bo), gạo nếp, mỗi thứ một nhúm (vo sạch) vào bụng gà, khâu lại, nấu thật nhừ cho ăn. Cứ 2-3 ngày lại ăn một bữa như thế.

 ĐẬU ĐỎ- Món ăn bổ dưỡng

Thuốc giải độc
Vì trong đậu đỏ rất giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao.
Vỏ đậu đỏ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Đồng thời các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc.
Xưa nay, đậu đỏ được coi là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, bạn hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Cũng chính nhờ tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, phù thận…. nên sử dụng đậu đỏ.
Chữa suy nhược cơ thể
Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đậu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Những người bị bệnh khó đại tiểu tiện hay thận yếu cũng nên ăn món ăn này vì món canh đậu đỏ lợi tiểu vô cùng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét